TÂY NINH: Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng - Chuẩn OCOP 3 sao

Trang trại rau rừng Thanh Thúy
Phát triển từ làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, bà Lê Thanh Thúy đã gìn giữ và làm nghề bánh tráng phơi sương đến nay được 20 năm. Hằng ngày, cơ sở bánh tráng phơi sương Thanh Thúy vẫn sản xuất, cung cấp đặc sản của thị xã Trảng Bàng đến người tiêu dùng khắp cả nước.
Trước đây công đoạn nướng bánh được nướng bằng bếp than, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cơ sở đã đầu tư máy nướng công ngiệp hiên đại. Nhằm rút ngắn thời gian, giảm nhân công và cho ra thành phẩm đều, đẹp mắt, năng suất hơn so với phương pháp nướng bánh thủ công truyền thống.
.jpg)
Ngoài bánh tráng phơi sương, cơ sở còn kết hợp trồng, kinh doanh thêm sản phẩm rau rừng tổng hợp Tây Ninh. Một thực phẩm không thể thiếu khi cuốn bánh tráng với thịt luộc hay những món ăn khác, có thêm hương vị rau rừng càng khiến cho món ăn thêm phần đặc sắc và ngon miệng hơn.
Chị Thanh Thúy chia sẻ: “Trước kia, khi muốn ăn rau rừng người dân thường phải ra ngoài sông, suối để hái. Nắm bắt được nhu cầu của mọi người, cơ sở đã tổng hợp các loại rau rừng để trồng trong trang trại vừa để sử dụng cho gia đình và bán ra thị trường”.
Trang trại trồng rau rừng có quy mô khoảng 3 ha, với các loại rau như: sao nhái, quế vị, lộc vừng, chòi mòi, đọt cốc, xá xị… Cơ sở liên kết với 3 hộ dân để chăm sóc, cung ứng đến người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Rau rừng tổng hợp của trang trại Thanh Thúy
Việc sản phẩm đạt chuẩn chất lượng OCOP góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm của hộ kinh doanh Thanh Thúy, từ đó mang đặc sản bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đến gần hơn với người tiêu dung. Đồng thời, các sản phẩm còn được đưa ra thị trường tiêu thụ với số lượng ổn định hàng tháng.
Hai sản phẩm trên hiện đã có mặt tại các gian hàng siêu thị Strafoods, nhà hàng đặc sản Trảng Bàng Hoàng Ty ở TP.HCM. Ngoài ra, bánh tráng của cơ sở đã xuất khẩu sang thị trường nước Mỹ. Góp phần khẳng định được thương hiệu của cơ sở Thanh Thúy nói riêng và đặc sản bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nói chung.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam, cơ sở cũng không tránh khỏi những khó khăn. Cụ thể số lượng sản phẩm đưa ra thị trường giảm đáng kể so với thời điểm trước dịch. Trước kia, mỗi ngày cơ sở đưa ra thị trường tiêu thụ 01 tấn rau rừng, thời điểm hiện tại chỉ 100 kg/ngày. Đối với bánh tráng phơi sương mỗi tuần cơ sở sản xuất được 20.000 cái hiên tại chỉ đươc 4000-5000 cái. Ngoài ra, số lượng nhân viên cũng đã cắt giảm bớt từ 15 nhân viên chỉ còn 4 đến 5 nhân viên lao động tại địa phương.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng trong tương lai cơ sở sản xuất bánh tráng phơi sương Thanh Thúy có kế hoạch mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm máy nướng bánh tráng để nâng cao công suất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Với mong muốn gìn giữ phát triển làng nghề và đẩy mạnh đặc sản bánh tráng phơi sương Trảng Bàng ra thị trường tiêu thụ. Tin rằng, mọi khó khăn của cơ sở sẽ được khắc phục, đặc sản bánh tráng phơi sương Trảng Bàng và thương hiệu Thanh Thúy sẽ còn “bay cao bay xa” hơn nữa trong tương lai.
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Tây Ninh, Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, rau rừng tổng hợp Thanh Thúy
Ý kiến bạn đọc
.jpg)
Hà Nội: Cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 5ha bưởi Diễn ở Quốc Oai

Sản phẩm OCOP trà thảo dược Mạnh Hùng

Bình Phước: Công nhận 14 sản phẩm OCOP
.jpg)
Nghệ nhân Phạm Đình Binh: Người giữ lửa nghề chế tác vàng bạc ở Châu Khê
.jpg)