Trang chủ / Thương hiệu sản phẩm / Phường Phạm Thái (thị xã Kinh Môn, Hải Dương): Tự hào phát triển sản phẩm nếp cái hoa vàng Kinh Môn
Phường Phạm Thái (thị xã Kinh Môn, Hải Dương): Tự hào phát triển sản phẩm nếp cái hoa vàng Kinh Môn

Một góc phường Phạm Thái, Kinh Môn, Hải Dương
Chia sẻ với chúng tôi về chặng đường 2 năm xây dựng và phát triển, Chủ tịch UBND phường Phạm Thái, ông Vũ Mạnh Hồng cho biết, phường được thành lập chưa lâu thì rơi vào đúng thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, cũng như trên địa bàn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội mới chung và phường nhà nói riêng.
Tuy nhiên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thị ủy - HĐND - UBND thị xã Kinh Môn, đồng thời với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền cùng với các ngành đoàn thể và nhân dân trong phường, khắc phục mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng trong năm 2021 và từ đầu năm 2022 đến nay.
Cụ thể, lĩnh vực kinh tế chính của phường là nông nghiệp luôn tập trung gieo trồng và thu hoạch các vụ lúa năm 2021, năm 2022 đảm bảo đúng thời vụ. Các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng, chủ động dự thỉnh, dự báo, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết nước cho cây lúa và hoa mưu phát triển. Tổng sản lượng mỗi vụ đều đạt năng suất bình quân 68,06 tạ/ha (sản lượng tăng 120 tấn, năng suất tăng 2,66 tạ, vượt xa so với các vụ lúa năm 2020).
Trong lĩnh vực chăn nuôi, phường Phạm Thái đã làm tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; bệnh Dịch tả lợn Châu phi được kiểm soát và không bùng phát trở lại. Tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại. Theo đó, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 và 10 tháng đầu năm 2022 đều đạt kế hoạch đề ra.

Bà Vũ Thị Mỵ chia sẻ về quá trình canh tác giống láu nếp cái hoa vàng Kinh Môn
Chia sẻ với chúng tôi về giống lúa nếp cái hoa vàng phường Phạm Thái, ông Nguyễn Xuân Hạ, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Kinh Môn cho biết, dựa trên những tiềm năng, thế mạnh về thổ nhưỡng, kinh nghiệp trồng cấy của bà con nông dân phường Phạm Thái, UBND Thị xã Kinh Môn giao cho Đảng ủy, UBND phường Phạm Thái phối hợp với Phòng kinh tế, Viện cây lương thực tỉnh Hải Dương thực hiện đề án “Nghiên cứu phục tráng, khai thác và phát triển bền vững giống lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn”.
Theo đó, Phường đã giao trực tiếp cho gia đình bà Vũ Thị Mỵ, Chủ tịch hội chữ thập đỏ phường phối hợp với ban quản lý HTX Nông nghiệp phường Phạm Thái tuyên truyền và vận động nhân dân địa phương triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện đề tài trong 2 năm (2021 – 2023) với mục tiêu đến năm 2023 sẽ nhân rộng mô hình trong toàn phường và toàn thị xã Kinh Môn.
Từ đây, bà Mỵ đã vận động được 35 hộ thực hiện gieo cấy giống nếp cái hoa vàng Kinh Môn trên diện tích 50 ha với kỹ thuật canh tác hết sức nghiêm ngặt, với đặc điểm gieo trồng khác với giống lúa nếp thông thường. Cụ thể, giống nếp cái hoa vàng Kinh Môn phức tạp hơn khi quá trình lấy giống phải được lựa chọn từng bông tại mỗi thửa ruộng và gieo mạ bằng cả bông lúa (vụ đông là 12 đến 15 ngày thì mang ra cấy, vụ hè thu từ 7 đến 12 ngày).
Sau khi cấy xong, giao lại cho các hộ gia đình trực tiếp chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của Viện cây trồng. Sau quãng thời gian sinh trưởng từ 150 đến 155 ngày, lúa cho năng xuất bình quân 130 đến 150kg/sào với chất lượng thơm ngon đặc biệt, được thị xã Kinh Môn lựa chọn là 1 trong có 19 sản phẩm đăng ký tham gia dự Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Hải Dương năm 2021.
Đánh giá về việc triển khai xây dựng giống nếp cái hoa vàng Kinh Môn trở thành sản phẩm OCOP bên cạnh những sản phẩm thế mạnh khác, ông Nguyễn Xuân Hạ nhấn mạnh: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” là sân chơi bổ ích cho các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
“Cũng như các sản phẩm OCOP khác, nếp cái hoa vàng Kinh Môn phường Phạm Thái sau khi được công nhận sẽ được tham gia hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ, giao lưu thương mại cấp tỉnh và khu vực; được hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, trở thành cây trồng chủ lực trên địa bàn”, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Kinh Môn nhấn mạnh.
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Kinh Môn, nếp cái hoa vàng Kinh Môn
Ý kiến bạn đọc

Lào Cai: Công bố nhãn hiệu 'Sa nhân Mường Khương' và nhãn hiệu tập thể 'Chè Ô Long Cao Sơn'

Phú Thọ: Công nhận 30 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Thái Bình: Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021

Hà Nội: Vượt dịch Covid-19, hơn 400 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao OCOP trở lên
