Miến Cự Đà – Vàng ươm sắc nắng

OVN - Nằm bên dòng Nhuệ Giang hơn 500 năm tuổi, làng Cự Đà yên bình với những ngôi nhà cổ, có lối kiến trúc xưa cũ, các công trình đình chùa miếu mạo và còn giữ “hồn” làng cổ với nghề truyền thống làm tương, làm miến. miến Cự Đà óng vàng

Ấm áp sắc vàng ở làng miến Cự Đà

Những ngày giữa hè về làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) sẽ được đi dọc con đường miến vàng óng và nghe tiếng máy cán miến chạy xình xịch không ngơi nghỉ, thay thế cho cảnh tráng miến bằng tay như trước đây.

Ấm áp sắc vàng miến Cự Đà
Về làng Cự Đà vào giữa hè sẽ được đi dọc con đường miến vàng óng


Sản phẩm miến Cự Đà đặc biệt hơn tất thảy những loại miến của những làng quê Việt khác, bởi nó có màu vàng óng hoặc trắng mịn; khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Dù có bị nấu quá lửa thì miến Cự Đà cũng không bao giờ bị nở, bị nát.

Ấm áp sắc vàng miến Cự Đà
Sản phẩm miến Cự Đà có màu vàng óng hoặc trắng mịn


Ở Cự Đà, người dân vẫn giữ thói quen đem miến ra phơi ở dọc đường làng và một cánh đồng lớn để đón ánh nắng mặt trời, để nhờ nắng, gió hong miến cho thật khô, vàng. Người làm miến ở Cự Đà căn cứ vào thời tiết để tính toán thời gian phơi hợp lý. Gặp hôm nắng to, nhiều gió thì chỉ vài tiếng được một mẻ. Những hôm nắng nhạt, phải mất cả ngày miến mới được xem là tạm đủ khô. Quan sát các công đoạn làm miến của người dân Cự Đà, mới thấy hết sự vất vả, chỉ lơ là một chút là mẻ miến sẽ bị hỏng vì nấm mốc.

Trước đây, thôn Cự Đà có tới 80% số hộ dân làm miến và nghề này đã đem lại thu nhập cho mỗi hộ dân nơi đây. Còn giờ đây, thanh niên trong làng đang dần “thoát ly” với nghề làm miến. Trong làng có 600 hộ, nhưng chỉ có 40 hộ vẫn giữ làm miến và độ tuổi người làm miến đều từ 40 đến 60 tuổi. Thế nhưng, mỗi năm làng nghề miến Cự Đà vẫn cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn miến thành phẩm.

Nâng tầm thương hiệu miến Cự Đà

Được biết, miến Cự Đà được làm từ bột dong nguyên chất, nên sợi miến dai, không bị vỡ nát như nơi khác pha trộn bột sắn. Trước đây, việc làm miến theo phương pháp thủ công nên năng xuất thấp (khoảng một tạ/ngày), đã thế vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hạn chế.

Ấm áp sắc vàng ở làng miến Cự Đà
Người dâng làng miến Cự Đà đã có ý thức trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm


Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, một hộ có thể sản xuất hàng tấn miến mỗi ngày. Những ngày cuối năm, từ người lớn đến trẻ nhỏ ở làng miến Cự Đà luôn chân, luôn tay. Quan trong hơn là các hộ đã có ý thức trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở làng, trong hội có những giao ước, thi đua, biện pháp để các hộ nâng cao trách nhiệm an toàn thực phẩm.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, anh Đinh Văn Đạt chia sẻ: “Khác với nhiều nơi, miến Cự Đà được chế biến cẩn thận, cầu kỳ ở từng khâu từ chọn nguyên liệu đến tráng, hấp bánh, ra thành phẩm. Ngày xưa, làm miến theo thủ công, bánh tráng cuốn rồi cắt. Ngày nay, nhiều loại máy móc trong từng công đoạn đã khiến nghề làm miến đỡ vất vả và năng suất cao hơn nhiều.

Trước đây, thôn Cự Đà có tới 80% số hộ dân làm miến và nghề này đã đem lại thu nhập cho mỗi hộ dân nơi đây. Còn giờ đây, thanh niên trong làng đang dần “thoát ly” với nghề làm miến. Trong làng có 600 hộ, nhưng chỉ có 40 hộ vẫn giữ làm miến và độ tuổi người làm miến đều từ 40 đến 60 tuổi. Thế nhưng, mỗi năm làng nghề miến Cự Đà vẫn cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn miến thành phẩm.  Nâng tầm thương hiệu miến Cự Đà Được biết, miến Cự Đà được làm từ bột dong nguyên chất, nên sợi miến dai, không bị vỡ nát như nơi khác pha trộn bột sắn. Trước đây, việc làm miến theo phương pháp thủ công nên năng xuất thấp (khoảng một tạ/ngày), đã thế vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hạn chế.
Mỗi ngày có từ 9 đến 10 tấn miến Cự Đà xuất xưởng rồi tỏa đi khắp nơi


Quanh năm người dân Cự Đà gắn bó với nghề làm miến. Miến được nhuộm nắng từ ngày này qua ngày khác nên rất ngon, chất lượng không kém ngày xưa. Mỗi ngày có từ 9 đến 10 tấn miến Cự Đà xuất xưởng rồi tỏa đi khắp các tỉnh, thành trong nước và cả nước ngoài. Mặc dù luôn vô cùng vất vả vì nghề, nhưng nhờ nó mà cuộc sống của người dân nơi đây trở nên giàu có.

Rời làng miến Cự Đà, vùng quê giàu đẹp, người dân dễ mến và đặc biệt có sản phẩm miến thơm ngon, nhưng không hiểu vì sao trong chúng tôi vẫn canh cánh nỗi lo. Hiện nay, thế hệ trẻ trong làng không còn mấy mặn mà, gắn bó với nghề truyền thống của tổ tiên. Đã đến lúc chính quyền và nhân dân địa phương phải có giải pháp để giữ gìn, phát triển nghề làm miến Cự Đà.

Bài: Hữu Khiêm (Ảnh: TH)




Tin liên quan

Tin mới hơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn
OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững
OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè
OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao
Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, chị Mai Thị Phương (SN 1980, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Đặc sắc sản vật OCOP Hải Dương
Đặc sắc sản vật OCOP Hải Dương
OVN - Hải Dương hiện có 351 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản vật thơm ngon nức tiếng, sản phẩm thủ công và du lịch độc đáo.
Xoài sấy dẻo Sơn La - thêm hương vị cho ngày Tết
Xoài sấy dẻo Sơn La - thêm hương vị cho ngày Tết
OVN - Sơn La là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước, với trên 82.800 ha cây ăn quả và cây sơn tra; trong đó, trên 19.900 ha xoài, sản lượng ước đạt trên 70.000 tấn, với các giống xoài tròn, xoài hôi, xoài bản địa, xoài GL4, GL6, xoài Thái Lan… tập trung chủ yếu tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Sông Mã, Thuận Châu. Thời vụ thu hoạch xoài bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.

Tin khác

Hạt sen sấy - Sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia
Hạt sen sấy - Sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia
OVN - Trong năm 2023, hạt sen sấy của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp (xã Hòa Tân, huyện Châu Thành) được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia, góp phần tạo nền tảng cho các sản phẩm bản địa tiếp cận được nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các thị trường khó tính khác. Đây là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp.
Hấp dẫn những món đặc sản đất Bắc Giang
Hấp dẫn những món đặc sản đất Bắc Giang
OVN - Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp, những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ…, mảnh đất Bắc Giang còn có rất nhiều món ăn được nhiều người biết đến đã làm nên thương hiệu đặc sản nổi tiếng.
Tương hột thốt nốt – Đậm đà hương vị truyền thống
Tương hột thốt nốt – Đậm đà hương vị truyền thống
OVN - Vùng đất An Giang không chỉ gây ấn tượng về địa hình “núi giữa đồng”, văn hóa đa dạng sắc màu mà còn nổi tiếng với sản phẩm tương hột thốt nốt (tương ủ bằng đường thốt nốt) trở thành một gia vị độc đáo, đạt chứng nhận 4 sao OCOP của tỉnh.
Chè Phìn Hồ - Ấn tượng sản phẩm OCOP Hà Giang
Chè Phìn Hồ - Ấn tượng sản phẩm OCOP Hà Giang
OVN- Đặc sản Chè Phìn Hồ là kết tinh của sản phẩm trà Shan tuyết cổ thụ nằm cheo leo trên nững dãy núi cao tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có độ tuổi hàng nghìn năm nên có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng ngày càng được ưa chuộng ở thị trường trong nước và quốc tế.
Độc đáo sản phẩm OCOP Bột gạo lứt Nàng Son rang
Độc đáo sản phẩm OCOP Bột gạo lứt Nàng Son rang
OVN - Bên cạnh tác dụng hỗ trợ giảm cân, sản phẩm bột gạo lứt Nàng Son rang của Doanh nghiệp tư nhân Năm Kháng còn được đánh giá cao bởi chất lượng dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, vinh dự là một trong 40 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2021.
Yến sào Gia Lai - Sản phẩm đang phát triển
Yến sào Gia Lai - Sản phẩm đang phát triển
OVN - Khí hậu mát mẻ, địa hình nhiều đồi núi, môi trường sống đa dạng và an toàn là những yếu tố quan trọng giúp Gia Lai phát triển nghề nuôi chim yến và thu hoạch tổ đạt chất lượng cao. Trên cơ sở đó, chị Trần Thị Nhượng đã tận dụng thế mạnh nguồn nguyên liệu, nghiên cứu và cho ra đời thương hiệu yến sào đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Rượu mơ Yên Tử - sản phẩm OCOP 4 sao có truyền thống hơn 40 năm
Rượu mơ Yên Tử - sản phẩm OCOP 4 sao có truyền thống hơn 40 năm
OVN - Rượu mơ Yên Tử là thương hiệu nổi tiếng lâu đời, sản phẩm truyền thống đặc trưng vùng cửa Phật. Trải qua hơn 40 năm gìn giữ và phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, đạt danh hiệu OCOP 4 sao của tỉnh Quảng Ninh.
Nâng tầm thương hiệu “Cua Trà Vinh” khi có nhãn hiệu chứng nhận
Nâng tầm thương hiệu “Cua Trà Vinh” khi có nhãn hiệu chứng nhận
OVN - Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng bởi Sông Hậu, phía Đông giáp biển Đông. Với lợi thế bờ biển dài 65km, Trà Vinh đang là trung tâm kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân
Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân
LNV - Ban đầu khi chế biến thực phẩm cho mọi người trong gia đình sử dụng chị Phan Thị Hoài ở thông Châu Lĩnh (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) cũng không nghĩ những sản phẩm của mình có một ngày được biết bao nhiêu người trên khắp cả nước biết đến và tin dùng. Khởi nghiệp với sản phẩm bột ngũ cốc, đến nay chị Hoài đã cho ra đời 5 loại sản phẩm mang thương hiệu Hoài Phương. Hai trong số đó đã được công nhận đạt sản phẩm Ocop 3 sao. Các sản phẩm ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định hướng đi đúng đắn của một mô hình kinh tế ở nông thôn.
Nấm bào ngư Hà Tường - Hướng đến sản phẩm OCOP
Nấm bào ngư Hà Tường - Hướng đến sản phẩm OCOP
OVN - Sản xuất nấm nói chung và nấm bào ngư nói riêng không phải là hướng đi mới hiện nay, nhưng để duy trì và phát triển được mô hình này lại rất cần nhiều yếu tố. Cơ sở sản xuất nấm Hà Tường ở thôn Hồng Hoa (Đức Đồng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những cơ sở đang duy trì tốt và ngày càng phát triển. Sau gần 8 năm trồng nấm, chủ cơ sở là ông Nguyễn Tường đang cho thấy hướng đi đúng đắn của mình.
Đặc sản Trà Thái Nguyên: Hội tụ tinh hoa đất trời tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đặc sản Trà Thái Nguyên: Hội tụ tinh hoa đất trời tại Đồng bằng sông Cửu Long
OVN - Tại diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 vừa qua tại tỉnh Cà Mau, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức “Tuần lễ giới thiệu tinh hoa văn hoá trà Thái Nguyên” với nhiều chương trình đặc sắc hấp dẫn, nổi bật là phần trải nghiệm văn hóa trà vô cùng độc đáo.
Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
OVN - Sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ đang được nhà vườn tỉnh Trà Vinh hướng đến, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ có khoảng 800 ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP, tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và Thành phố Trà Vinh.
Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
OVN - Xuất xứ từ những cánh rừng thuộc địa phận xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái, mật ong Lương Thịnh được xem là món quà vô giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng, có giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Sản phẩm đã được tỉnh Yên Bái công
Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min
Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min
OVN - Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất không ai là không biết đến chị Nguyễn Thu Nga với cơ sở sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min, sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ
Chặng đường phát triển loại gia vị “ quốc dân” hành lá Cổ Loa thành sản phẩm OCOP
Chặng đường phát triển loại gia vị “ quốc dân” hành lá Cổ Loa thành sản phẩm OCOP
OVN - Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, nơi được biết đến với thành Cổ Loa gắn liền cùng truyền thuyết An Dương Vương và câu chuyện tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Nhưng ít ai biết đến tại đây là một địa điểm có phát triển nghề trồng hành lá
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động