Khô cá lóc Kim Loan - Đặc sản trên vùng đất An Giang
Thứ sáu, 21-10-2022 | 14:18GMT+7
OVN - Cá xẻ khô là món ăn quen thuộc của người Việt. Trong các loại cá khô thì khô cá lóc thuộc hàng thượng phẩm do cá to, thịt nhiều, ít xương. Riêng thương hiệu khô cá lóc Kim Loan đặc biệt hơn. Bởi sản phẩm chế biến từ con cá lóc còn tươi nguyên, được ướp tẩm gia vị theo công thức bí truyền, luôn tự hào với slogan “Thử là khen. Quen là ghiền”.
Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan tại ấp Long Bình, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang do gia đình chị Nguyễn Thị Kim Loan - một giáo viên Mầm non điều hành.

Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan

Những con khô cá lóc được làm sạch được tẩm ướp gia vị rồi phơi trên giàn

Những con khô cá lóc được làm sạch được tẩm ướp gia vị rồi phơi trên giàn
Hiện nay, gia đình chị có 6 ao nuôi cá lóc với tổng diện tích gần 400m2, gồm 3 ao diện tích 100m2 (10x10) và 3 ao diện tích 24m2 (6x4), có năng suất khoảng bình quân khoảng 20 tấn cá thịt, sau một vụ nuôi cá kéo dài khoảng 7 tháng. Ngoài thức ăn cho cá là thực phẩm chăn nuôi công nghiệp được gia đình chị đặt mua của các thương hiệu uy tín, chị còn cho cá ăn các loại thực phẩm thực vật bổ sung để đem lại chất lượng thịt của cá ngon hơn. Ao cá còn được gia đình chị thay nước mỗi ngày theo con nước lớn ròng để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho đàn cá.

Sản phẩm khô cá lóc thành phẩm
Sau thời gian sản xuất thử nghiệm, sản phẩm khô cá lóc do chị làm đã được các đồng nghiệp giáo viên và người tiêu dùng ở địa phương chấp nhận, đánh giá cao. Chị Loan cùng gia đình quyết định thành lập Cơ sở khô cá lóc Kim Loan, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng, đăng ký nhãn mác, được xác nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp mã QR, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và mở rộng thị trường tiêu thụ. Sản phẩm khô cá lóc Kim Loan được tỉnh An Giang chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2022.

Sản phẩm khô cá lóc Kim Loan được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Thuận lợi hơn, với kinh nghiệm nuôi cá lóc thành công, anh Nguyễn Văn Tiến ( chồng chị Loan) được các hội viên bầu làm Chi hội trưởng Chi hội nuôi cá lóc huyện Chợ Mới, nhờ đó anh đã bàn bạc liên kết với các cơ sở nuôi cá trong Chi hội, hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu, nên nguồn nguyên liệu cá lóc làm khô rất ổn định. Đến vụ thu hoạch cơ sở Kim Loan giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động nữ nông nhàn ở địa phương. Cao điểm khi tới mùa thu hoạch cá, đã có đến 10 lao động tham gia sản xuất hàng ngày, chủ yếu là phụ nữ trong xóm, tham gia vào các khâu như: làm sạch cá, rửa cá, rút xương, tẩm ướp gai vị… Tất cả các bộ phận của con cá lóc đều được tận dụng: thịt cá, má cá thì làm khô; vẩy cá bán cho các cơ sở bào chế nang thuốc; xương cá, ruột cá, đầu cá, vây cá… được xay nhuyễn để chế biến làm thức ăn nuôi cá tra, cá trê.

Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan định vị thương hiệu với slogan “ Thử là khen! Quen là ghiền”
Để có được sản phẩm khô cá lóc ngon, quy trình sản xuất phải đảm bảo cá luôn tươi. Chị Loan cho biết: “Cá lóc tươi sau khi làm sạch, tách xương, tẩm ướp gia vị phù hợp thì phải ủ lạnh ngay, lựa khi có nắng tốt mang ra phơi. Khi hết nắng hoặc gặp lúc trời mưa, nắng yếu, phải thu gom lại trữ vào tủ đông, lựa lúc nắng gắt mới mang ra phơi tiếp. Cách bảo quản như thế nhằm giúp con khô luôn tươi, không bị bủng, hạn chế được ruồi nhặng bám vào và không sử dụng chất đuổi ruồi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ sở Kim Loan chọn câu slogan “ Thử là khen! Quen là ghiền” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, đưa sản phẩm lên Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ, hoặc bỏ sỉ cho các chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích.
Chị Kim Loan chia sẻ: “Sống trong thời buổi công nghệ thông tin, tận dụng các phương tiện tương tác với khách hàng như qua Zalo, Facebook, chúng tôi luôn lắng nghe phản ánh của khách hàng, vì biết rằng tâm lý bất kỳ người khách hàng nào đều mong muốn chọn được một sản phẩm vừa túi tiền, nhưng phải an toàn cho sức khoẻ và đặc biệt phải thơm ngon. Từ đó, Cơ sở khô cá lóc Kim Loan không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng phục vụ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm với mong muốn phục vụ quý khách hàng gần xa mỗi ngày một tốt hơn, khẳng định thương hiệu của mình”.

Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan
Từ cơ sở nuôi cá lóc giống Kim Loan
Được mẹ thiên nhiên ban tặng, con cá lóc sinh sống ở vùng sông nước huyện Chợ Mới nói chung và xã Long Kiến nói riêng có chất lượng thịt cá dai và thơm ngon đặc biệt, có lẽ nhờ giống cá tự nhiên và điều kiện sinh thái của vùng đất này. Tiếng lành đồn xa, nên nhiều doanh nghiệp ở các địa phương khác đã tìm đến nơi này đặt vấn đề thu mua cá lóc để làm nguyên liệu và xuất khẩu.
Những con khô cá lóc được làm sạch được tẩm ướp gia vị rồi phơi trên giàn
Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhiều hộ nông dân đã chuyển sang nghề đào ao nuôi cá, để phát triển đàn cá lóc đặc sản này. Đó cũng là suy nghĩ của gia đình chị Kim Loan: “Tại sao vùng đất quê hương mình có loài cá lóc quý như vậy mà không biết tận dụng nó. Khi mà loài cá sống ngoài sông rạch tự nhiên ngày càng khan hiếm, mà nhu cầu tiêu thụ thì không ngừng tăng cao”.
Trước đây, gia đình chị Loan chăn nuôi heo, nhưng thấy giá cả không ổn định nên chuyển sang nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Mô hình nuôi cá lóc trong ao lót bạt, tuy thời gian đầu phải đầu tư lớn, tiêu hao về mặt kinh tế, nhưng lại giúp cho người nuôi có thể chủ động kiểm soát, xử lý nguồn nước và hạn chế hơn 80% dịch bệnh cho cá.
Trước đây, gia đình chị Loan chăn nuôi heo, nhưng thấy giá cả không ổn định nên chuyển sang nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Mô hình nuôi cá lóc trong ao lót bạt, tuy thời gian đầu phải đầu tư lớn, tiêu hao về mặt kinh tế, nhưng lại giúp cho người nuôi có thể chủ động kiểm soát, xử lý nguồn nước và hạn chế hơn 80% dịch bệnh cho cá.

Những con khô cá lóc được làm sạch được tẩm ướp gia vị rồi phơi trên giàn
Hiện nay, gia đình chị có 6 ao nuôi cá lóc với tổng diện tích gần 400m2, gồm 3 ao diện tích 100m2 (10x10) và 3 ao diện tích 24m2 (6x4), có năng suất khoảng bình quân khoảng 20 tấn cá thịt, sau một vụ nuôi cá kéo dài khoảng 7 tháng. Ngoài thức ăn cho cá là thực phẩm chăn nuôi công nghiệp được gia đình chị đặt mua của các thương hiệu uy tín, chị còn cho cá ăn các loại thực phẩm thực vật bổ sung để đem lại chất lượng thịt của cá ngon hơn. Ao cá còn được gia đình chị thay nước mỗi ngày theo con nước lớn ròng để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho đàn cá.
Thượng hiện làm khô cá lóc có tiếng
Từ vài lần, có thương lái ở tỉnh Hậu Giang lân cận đến hộ sản xuất nuôi cá lóc của gia đình chị Kim Loan đặt vấn đề mua cá với số lượng nhiều để làm khô theo theo một đơn đặt hàng lớn, họ đã lấy mẫu cá gửi đi kiểm nghiệm và cho biết chất lượng cá đạt yêu cầu. Từ đó, chị luôn trăn trở, quê hương có giống cá lóc ngon, nơi khác mua về làm khô, mình có kiến thức về xẻ khô cá và có tay nghề ướp tẩm gia vị, tại sao không chế biến xẻ khô tại chỗ? Nghĩ là làm, chị bắt tay vào làm khô cá lóc.
Sản phẩm khô cá lóc thành phẩm
Sau thời gian sản xuất thử nghiệm, sản phẩm khô cá lóc do chị làm đã được các đồng nghiệp giáo viên và người tiêu dùng ở địa phương chấp nhận, đánh giá cao. Chị Loan cùng gia đình quyết định thành lập Cơ sở khô cá lóc Kim Loan, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng, đăng ký nhãn mác, được xác nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp mã QR, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và mở rộng thị trường tiêu thụ. Sản phẩm khô cá lóc Kim Loan được tỉnh An Giang chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2022.

Sản phẩm khô cá lóc Kim Loan được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Thuận lợi hơn, với kinh nghiệm nuôi cá lóc thành công, anh Nguyễn Văn Tiến ( chồng chị Loan) được các hội viên bầu làm Chi hội trưởng Chi hội nuôi cá lóc huyện Chợ Mới, nhờ đó anh đã bàn bạc liên kết với các cơ sở nuôi cá trong Chi hội, hình thành chuỗi cung ứng nguyên liệu, nên nguồn nguyên liệu cá lóc làm khô rất ổn định. Đến vụ thu hoạch cơ sở Kim Loan giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động nữ nông nhàn ở địa phương. Cao điểm khi tới mùa thu hoạch cá, đã có đến 10 lao động tham gia sản xuất hàng ngày, chủ yếu là phụ nữ trong xóm, tham gia vào các khâu như: làm sạch cá, rửa cá, rút xương, tẩm ướp gai vị… Tất cả các bộ phận của con cá lóc đều được tận dụng: thịt cá, má cá thì làm khô; vẩy cá bán cho các cơ sở bào chế nang thuốc; xương cá, ruột cá, đầu cá, vây cá… được xay nhuyễn để chế biến làm thức ăn nuôi cá tra, cá trê.

Cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Loan định vị thương hiệu với slogan “ Thử là khen! Quen là ghiền”
Để có được sản phẩm khô cá lóc ngon, quy trình sản xuất phải đảm bảo cá luôn tươi. Chị Loan cho biết: “Cá lóc tươi sau khi làm sạch, tách xương, tẩm ướp gia vị phù hợp thì phải ủ lạnh ngay, lựa khi có nắng tốt mang ra phơi. Khi hết nắng hoặc gặp lúc trời mưa, nắng yếu, phải thu gom lại trữ vào tủ đông, lựa lúc nắng gắt mới mang ra phơi tiếp. Cách bảo quản như thế nhằm giúp con khô luôn tươi, không bị bủng, hạn chế được ruồi nhặng bám vào và không sử dụng chất đuổi ruồi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ sở Kim Loan chọn câu slogan “ Thử là khen! Quen là ghiền” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, đưa sản phẩm lên Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ, hoặc bỏ sỉ cho các chợ truyền thống và các cửa hàng tiện ích.
Chị Kim Loan chia sẻ: “Sống trong thời buổi công nghệ thông tin, tận dụng các phương tiện tương tác với khách hàng như qua Zalo, Facebook, chúng tôi luôn lắng nghe phản ánh của khách hàng, vì biết rằng tâm lý bất kỳ người khách hàng nào đều mong muốn chọn được một sản phẩm vừa túi tiền, nhưng phải an toàn cho sức khoẻ và đặc biệt phải thơm ngon. Từ đó, Cơ sở khô cá lóc Kim Loan không ngừng cải thiện quy trình sản xuất và chất lượng phục vụ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm với mong muốn phục vụ quý khách hàng gần xa mỗi ngày một tốt hơn, khẳng định thương hiệu của mình”.
Bài và ảnh: Hải Nguyễn
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Khô cá lóc Kim Loan - Đặc sản trên vùng đất An Giang
Ý kiến bạn đọc

Bí xanh thơm - Đặc sản riêng có trên vùng núi Bắc Kạn
OVn - Bí xanh thơm - Đặc sản riêng có trên vùng núi Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đây là giống bí quý, vì thế, để khắc phục giống thoái hóa và quyết tâm đưa thành cây trồng hàng hóa đặc sản, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều nỗ lực, cho kết quả cao.
Thứ ba, 18-10-2022 | 15:30 -
0

Thưởng thức bánh cống - đặc sản của người Khmer ở Sóc Trăng
OVN - Cách TP HCM hơn 200 km, Sóc Trăng được du khách gần xa biết đến nhờ sở hữu nhiều điểm đến lý thú. Nơi đây còn hội tụ văn hóa của nhiều đồng bào dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm nên còn nổi tiếng vì có nhiều loại đặc sản khiến thực khách lưu luyến, trong đó phải kể đến là bánh cống, một trong những món ăn truyền thống của người Khmer.
Thứ hai, 17-10-2022 | 11:03 -
0

Bún Cù kỳ - Hương vị ẩm thực trứ danh của Quảng Ninh
OVN - Nhắc đến ẩm thực Quảng Ninh, người ta thường nghĩ đến những món ăn hấp dẫn như chả mực Hạ Long, khâu nhục, gà đồi Tiên Yên, chả rươi Đông Triều,... Ngoài ra, vùng biển này còn sở hữu loạt đặc sản mà du khách chỉ có thể tìm kiếm ở nơi đây, ví dụ như con cù kỳ với món bún cù kỳ trứ danh.
Thứ hai, 17-10-2022 | 13:37 -
0

Thừa Thiên - Huế nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP rau má Quảng Thọ
OVN – Hiện nay, rau má đang là sản phẩm chuyên canh chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân tại xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). UBND tỉnh cũng đã công nhận là một số sản phẩm rau má của Quảng Thọ là sản phẩm OCOP góp phần nâng cao thương hiệu rau má Quảng Thọ.
Chủ nhật, 09-10-2022 | 15:28 -
0

Khám phá 4 món ăn đặc sản Quảng Ninh lọt Top 100 đặc sản Việt Nam
OVN - Mới đây, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã ban hành quyết định về việc xác lập Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản, quà tặng nổi bật của 63 tỉnh, thành Việt Nam (lần V, 2021-2022) trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.
Thứ sáu, 07-10-2022 | 16:27 -
0