Hoa hồi xứ Lạng - Sản vật quý nơi núi rừng Đông Bắc

Đã từ lâu, hoa hồi Lạng Sơn được đánh giá là sản vật quý hiếm
Năm 2007, hoa hồi Lạng Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Năm 2020 hoa hồi Lạng Sơn tiếp tục được công nhận và bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Hiện nay, các sản phẩm từ hoa hồi Lạng Sơn được bán tại các chợ truyền thống, siêu thị và sàn thương mại điện tử và xuất khẩu sang nhiều nước.Hoa hồi gồm 5-8 cánh, xếp thành hình sao hoặc nan hoa, mùi thơm nồng ấm đặc trưng. Từ khoảng tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, hoa hồi Lạng Sơn bước vào chính vụ và cho thu hoạch. Ngoài ra, còn có loại hồi tứ quý cho thu hoạch vào sau Tết Nguyên đán. Hồi tươi sau khi thu hoạch đem phơi khô trong 4-5 ngày nắng là có thể đem dùng. Hoa hồi được dùng để chưng cất tinh dầu, nước hoa, làm dược liệu và gia vị quý… Trong y học, hoa hồi có công dụng chữa bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng… Ngoài ra, hoa hồi còn được dùng để pha trà, xông hơi thư giãn, làm đẹp, xua đuổi côn trùng…

Hoa hồi Lạng Sơn bước vào chính vụ và cho thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm
Đặc biệt, từ lâu, hoa hồi Lạng Sơn đã là loại gia vị quan trọng giúp tạo hương vị đặc trưng, kích thích vị giác trong nhiều món ăn ngon phương Bắc. Biết được điều này người dân nơi đây đã kết hợp hồi với nhiều loại gia vị khác để chế biến ra hàng loạt món đặc sản Lạng Sơn độc đáo, ngon nức tiếng mang đậm hương vị của miền núi Đông Bắc..jpg)
Cứ mỗi độ vào thu, rừng hoa hồi Lạng Sơn bắt đầu trổ hoa, thơm lừng khắp các bản làng
Ông Nông Văn Tú (ở thôn Nà Hấy, xã Bình Phúc, huyện Văn Quan) đã gắn bó hơn 40 năm với nghề chưng cất tinh dầu hoa hồi. Sản phẩm tinh dầu hồi của ông hiện đã hoàn tất chứng nhận OCOP 4 sao và đang xây dựng thương hiệu, mẫu mã để bày bán tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng trong nội địa và xuất ra nước ngoài.“Mỗi năm xưởng của tôi có thể chưng cất ra được từ 10-15 tấn tinh dầu hồi, từ đó, có thể xuất khẩu sang các nước Tây Âu. Là người địa phương, cũng là theo nghề truyền thống của cha ông để lại, bây giờ mình đã sản xuất ra sản phẩm tốt, mong chính quyền hỗ trợ được đầu ra để dây chuyền sản xuất được liên tục, nâng cao sản lượng cũng như chất lượng, góp phần giới thiệu, quảng cáo sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn đi khắp gần xa”, ông Tú cho biết.
.jpg)
Các sản phẩm từ hoa hồi Lạng Sơn được giới thiệu và bán tại nhiều hội chợ
Để tạo ra những đột phá cho nhiều loại cây đặc sản, trong đó có hoa hồi Lạng Sơn, tỉnh này đã xây dựng “Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”. Theo đó, vùng nguyên liệu hoa hồi Lạng Sơn được tập trung vào những địa bàn trọng yếu gồm các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng với tổng diện tích hơn 20.000 ha.Với những giải pháp căn cơ và mang tính dài hơi, tỉnh Lạng Sơn đang từng bước bước phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm từ hoa hồi, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững loài cây đặc sản này, góp phần khẳng định thương hiệu của hoa hồi Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Hoa hồi Lạng Sơn, Hoa hồi xứ Lạng - Sản vật quý nơi núi rừng Đông Bắc
Ý kiến bạn đọc

Krông Pa (Gia Lai): Phát triển sản phẩm OCOP từ những sản vật đặc trưng địa phương

Sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên: Hấp dẫn hương vị chè La Bằng

Đến Quảng Nam tìm hiểu về sâm Ngọc Linh - Quốc bảo của Việt Nam
.jpg)
Hấp dẫn những món đặc sản đất Bắc Giang
