Hấp dẫn hương vị đường phên Bó Tờ - Sản phẩm OCOP độc đáo Cao Bằng

OVN - Làng nghề đường phên Bó Tờ (thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) đã hình thành và phát triển trên 100 năm. Với hương vị thơm ngon đặc sắc, đường phên Bó Tờ đã được công nhận là một trong những sản phẩm OCOP nức tiếng của Cao Bằng.

Nổi danh sản phẩm đường phên Bó Tờ

Làng nghề đường phên Bó Tờ nằm ngay gần quốc lộ 3, từ thị trấn Hòa Thuận xuống thị trấn Tà Lùng (Phục Hòa) đã tồn tại và phát triển trên 100 năm, nổi danh trong và ngoài tỉnh với sản phẩm đường có màu vàng óng, hương vị đặc biệt, không chất bảo quản.

Đường phên Bó Tờ có màu vàng óng, hương vị đặc biệt
Đường phên Bó Tờ có màu vàng óng, hương vị đặc biệt


Tại làng nghề đường phên Bó Tờ, các lò nấu đường phên cổ truyền được làm bằng đất nung. Khi nấu đường, người dân tuân thủ nghiêm các quy định về sản xuất an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản, các sản phẩm 100% hoàn toàn tự nhiên. Nhờ đó, đường phên Bó Tờ có màu vàng đỏ, đặc mịn, ngon ngọt, mang tính đặc trưng của vùng đất biên cương.

Kỹ thuật làm đường phên thủ công không quá khó nhưng khâu quan trọng nhất là phải biết “lấy” đường vừa tầm. Nếu “lấy” quá non, đường chưa đặc và không để được lâu còn bị chảy nước, nếu “lấy” quá già đường sẽ có vị đắng. Với cách làm hiện nay, cứ 100 kg mía được 20 - 30 kg đường phên thành phẩm, 1 kg đường phên bán trung bình từ 20 - 25 nghìn đồng/kg; mỗi ngày một gia đình có thể nấu 3 - 4 mẻ đường, mỗi mẻ khoảng 60 - 70 kg đường phên thành phẩm. Bên cạnh đó, người dân có thể tận dụng bã mía làm chất đốt, nước mía nấu thành rượu mía.

Lò nấu đường phên Bó Tờ chủ yếu được làm bằng đất nung cổ truyền
Lò nấu đường phên Bó Tờ chủ yếu được làm bằng đất nung cổ truyền


Theo những người lớn tuổi trong xóm, trước kia, có thời điểm nghề làm đường phên Bó Tờ phát triển lan rộng khắp khu vực thị trấn Hòa Thuận và nhiều xóm ở các xã của huyện Phục Hòa. Nhưng khi thị trường phát triển, các loại đường kính trắng với giá thành rẻ chiếm đa số, nhiều người đã nản lòng chuyển sang làm nghề khác. Riêng xóm Bó Tờ người dân vẫn duy trì nghề làm đường phên truyền thống của ông cha để lại.

Đặc biệt, cuối năm 2019, làng nghề đường phên Bó Tờ đón Bằng công nhận Làng nghề đường phên truyền thống đã tạo động lực cho người dân Bó Tờ thêm gắn bó với nghề và tạo điều kiện cho sản phẩm đường phên Bó Tờ có chỗ đứng trên thị trường.

Triển vọng làng nghề đường phên Bó Tờ.

Hiện nay, Làng nghề đường phên Bó Tờ có 150 hộ duy trì nghề truyền thống, trong đó có 85 hộ thu nhập khá cao từ nghề làm đường phên và sản phẩm từ mía. Với diện tích mía trên 30 ha, người dân thực hiện tốt các quy trình từ khâu trồng, chăm sóc đến nấu mật, đổ khuôn đường... Những gia đình sản xuất đường phên đến đâu bán hết đến đó, thu nhập khoảng 80 - 100 triệu đồng/hộ/năm.

Làng nghề đường phên Bó Tờ có 150 hộ duy trì nghề truyền thống
Làng nghề đường phên Bó Tờ có 150 hộ duy trì nghề truyền thống


Đáng chú ý, 5 năm trở lại đây, các hộ dân tham gia trồng mía được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Phục Hòa tập huấn quy trình chăm sóc mía. Nhờ đó, người làm đường phên Bó Tờ đã chủ động chăm sóc cây mía, thay đổi giống mía địa phương hay bị bệnh, năng suất thấp sang trồng giống mía ROC10 có khả năng chịu được sâu bệnh, năng suất cao. Hiện nay, 100% hộ dân làm đường phên đều sử dụng giống mía mới và áp dụng phương pháp canh tác, chăm sóc an toàn.

Từ nghề làm đường phên, các hộ dân xóm Bó Tờ có nguồn thu nhập ổn định, kinh tế gia đình phát triển, nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho trên 400 lao động; hiện, cả xóm không còn hộ nghèo. Tính trung bình mỗi năm, xóm Bó Tờ sản xuất trên 255 tấn đường phên, doanh thu đạt gần 7 tỷ đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng các cây trồng nông nghiệp khác. Không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng/năm, tăng 10 triệu đồng/năm so với năm 2012.

Người làm đường phên Bó Tờ chủ động thay đổi giống mía cho năng suất cao
Người làm đường phên Bó Tờ chủ động thay đổi giống mía cho năng suất cao


Nhờ những giá trị về văn hóa và kinh tế, năm 2019, làng nghề đường phên Bó Tờ chính thức được công nhận là Làng nghề truyền thống. Tiếp đó, năm 2020, đường phên Bó Tờ là 1 trong 24 sản phẩm của "Chương trình mỗi xã một sản phẩm" đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh Cao Bằng.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Phát triển làng nghề huyện Phục Hòa, ông Lương Đức Tố, thông qua chương trình khuyến công, địa phương sẽ tư vấn, hỗ trợ cho làng nghề trong việc cải tiến quy trình kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây mía, sản xuất đường phên, tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện cho làng nghề đường phên Bó Tờ tiếp tục phát triển.

Cũng theo ông Tố, về tổ chức làng nghề, các cơ sở sản xuất cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo đầu mối thống nhất về chất lượng sản phẩm, giá cả, hợp đồng cung ứng sản phẩm. Sản phẩm đường phên là sản phẩm đặc trưng của vùng, vì vậy, phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để quảng bá rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Khuê (TH)

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững
OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè
OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao
Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, chị Mai Thị Phương (SN 1980, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Đặc sắc sản vật OCOP Hải Dương
Đặc sắc sản vật OCOP Hải Dương
OVN - Hải Dương hiện có 351 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản vật thơm ngon nức tiếng, sản phẩm thủ công và du lịch độc đáo.
Xoài sấy dẻo Sơn La - thêm hương vị cho ngày Tết
Xoài sấy dẻo Sơn La - thêm hương vị cho ngày Tết
OVN - Sơn La là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn thứ 2 của cả nước, với trên 82.800 ha cây ăn quả và cây sơn tra; trong đó, trên 19.900 ha xoài, sản lượng ước đạt trên 70.000 tấn, với các giống xoài tròn, xoài hôi, xoài bản địa, xoài GL4, GL6, xoài Thái Lan… tập trung chủ yếu tại các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mường La, Sông Mã, Thuận Châu. Thời vụ thu hoạch xoài bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.
Hạt sen sấy - Sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia
Hạt sen sấy - Sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia
OVN - Trong năm 2023, hạt sen sấy của Công ty TNHH MTV Nam Huy Đồng Tháp (xã Hòa Tân, huyện Châu Thành) được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia, góp phần tạo nền tảng cho các sản phẩm bản địa tiếp cận được nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các thị trường khó tính khác. Đây là sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp.

Tin khác

Hấp dẫn những món đặc sản đất Bắc Giang
Hấp dẫn những món đặc sản đất Bắc Giang
OVN - Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan tuyệt đẹp, những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ…, mảnh đất Bắc Giang còn có rất nhiều món ăn được nhiều người biết đến đã làm nên thương hiệu đặc sản nổi tiếng.
Tương hột thốt nốt – Đậm đà hương vị truyền thống
Tương hột thốt nốt – Đậm đà hương vị truyền thống
OVN - Vùng đất An Giang không chỉ gây ấn tượng về địa hình “núi giữa đồng”, văn hóa đa dạng sắc màu mà còn nổi tiếng với sản phẩm tương hột thốt nốt (tương ủ bằng đường thốt nốt) trở thành một gia vị độc đáo, đạt chứng nhận 4 sao OCOP của tỉnh.
Chè Phìn Hồ - Ấn tượng sản phẩm OCOP Hà Giang
Chè Phìn Hồ - Ấn tượng sản phẩm OCOP Hà Giang
OVN- Đặc sản Chè Phìn Hồ là kết tinh của sản phẩm trà Shan tuyết cổ thụ nằm cheo leo trên nững dãy núi cao tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có độ tuổi hàng nghìn năm nên có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng ngày càng được ưa chuộng ở thị trường trong nước và quốc tế.
Độc đáo sản phẩm OCOP Bột gạo lứt Nàng Son rang
Độc đáo sản phẩm OCOP Bột gạo lứt Nàng Son rang
OVN - Bên cạnh tác dụng hỗ trợ giảm cân, sản phẩm bột gạo lứt Nàng Son rang của Doanh nghiệp tư nhân Năm Kháng còn được đánh giá cao bởi chất lượng dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, vinh dự là một trong 40 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng trong năm 2021.
Yến sào Gia Lai - Sản phẩm đang phát triển
Yến sào Gia Lai - Sản phẩm đang phát triển
OVN - Khí hậu mát mẻ, địa hình nhiều đồi núi, môi trường sống đa dạng và an toàn là những yếu tố quan trọng giúp Gia Lai phát triển nghề nuôi chim yến và thu hoạch tổ đạt chất lượng cao. Trên cơ sở đó, chị Trần Thị Nhượng đã tận dụng thế mạnh nguồn nguyên liệu, nghiên cứu và cho ra đời thương hiệu yến sào đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Rượu mơ Yên Tử - sản phẩm OCOP 4 sao có truyền thống hơn 40 năm
Rượu mơ Yên Tử - sản phẩm OCOP 4 sao có truyền thống hơn 40 năm
OVN - Rượu mơ Yên Tử là thương hiệu nổi tiếng lâu đời, sản phẩm truyền thống đặc trưng vùng cửa Phật. Trải qua hơn 40 năm gìn giữ và phát triển, sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, đạt danh hiệu OCOP 4 sao của tỉnh Quảng Ninh.
Nâng tầm thương hiệu “Cua Trà Vinh” khi có nhãn hiệu chứng nhận
Nâng tầm thương hiệu “Cua Trà Vinh” khi có nhãn hiệu chứng nhận
OVN - Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng bởi Sông Hậu, phía Đông giáp biển Đông. Với lợi thế bờ biển dài 65km, Trà Vinh đang là trung tâm kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân
Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân
LNV - Ban đầu khi chế biến thực phẩm cho mọi người trong gia đình sử dụng chị Phan Thị Hoài ở thông Châu Lĩnh (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) cũng không nghĩ những sản phẩm của mình có một ngày được biết bao nhiêu người trên khắp cả nước biết đến và tin dùng. Khởi nghiệp với sản phẩm bột ngũ cốc, đến nay chị Hoài đã cho ra đời 5 loại sản phẩm mang thương hiệu Hoài Phương. Hai trong số đó đã được công nhận đạt sản phẩm Ocop 3 sao. Các sản phẩm ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định hướng đi đúng đắn của một mô hình kinh tế ở nông thôn.
Nấm bào ngư Hà Tường - Hướng đến sản phẩm OCOP
Nấm bào ngư Hà Tường - Hướng đến sản phẩm OCOP
OVN - Sản xuất nấm nói chung và nấm bào ngư nói riêng không phải là hướng đi mới hiện nay, nhưng để duy trì và phát triển được mô hình này lại rất cần nhiều yếu tố. Cơ sở sản xuất nấm Hà Tường ở thôn Hồng Hoa (Đức Đồng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những cơ sở đang duy trì tốt và ngày càng phát triển. Sau gần 8 năm trồng nấm, chủ cơ sở là ông Nguyễn Tường đang cho thấy hướng đi đúng đắn của mình.
Đặc sản Trà Thái Nguyên: Hội tụ tinh hoa đất trời tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đặc sản Trà Thái Nguyên: Hội tụ tinh hoa đất trời tại Đồng bằng sông Cửu Long
OVN - Tại diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 vừa qua tại tỉnh Cà Mau, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức “Tuần lễ giới thiệu tinh hoa văn hoá trà Thái Nguyên” với nhiều chương trình đặc sắc hấp dẫn, nổi bật là phần trải nghiệm văn hóa trà vô cùng độc đáo.
Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
Xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Trà Vinh.
OVN - Sản xuất trái cây theo hướng hữu cơ đang được nhà vườn tỉnh Trà Vinh hướng đến, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 sẽ có khoảng 800 ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP, tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và Thành phố Trà Vinh.
Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
Sản phẩm mật ong Lương Thịnh (Yên Bái): Món quà vô giá của thiên nhiên
OVN - Xuất xứ từ những cánh rừng thuộc địa phận xã Lương Thịnh - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái, mật ong Lương Thịnh được xem là món quà vô giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng, có giá trị dinh dưỡng và hương vị đặc trưng. Sản phẩm đã được tỉnh Yên Bái công
Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min
Phát triển kinh tế từ bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min
OVN - Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất không ai là không biết đến chị Nguyễn Thu Nga với cơ sở sản xuất bột ngũ cốc dinh dưỡng Min Min, sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ
Chặng đường phát triển loại gia vị “ quốc dân” hành lá Cổ Loa thành sản phẩm OCOP
Chặng đường phát triển loại gia vị “ quốc dân” hành lá Cổ Loa thành sản phẩm OCOP
OVN - Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, nơi được biết đến với thành Cổ Loa gắn liền cùng truyền thuyết An Dương Vương và câu chuyện tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Nhưng ít ai biết đến tại đây là một địa điểm có phát triển nghề trồng hành lá
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"
OVN - Hiện nay, sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới mang dấu ấn văn hóa địa phương và lợi thế vùng miền đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường, cũng như bền vững cho cộng động. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm trà Atiso đỏ (cây Bụp giấm) của Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động