Thái Nguyên: Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số
Thứ sáu, 22-04-2022 | 15:35GMT+7
OVN - Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, mặt hàng OCOP đặc trưng tại địa phương qua các kênh phân phối mới, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên hướng đến hỗ trợ, đào tạo chủ thể, cơ sở chế biến, đơn vị sản xuất mở rộng hoạt động kinh doanh tích hợp cùng nhiều nền tảng kỹ thuật số.
Theo Sở NN&PTNT Thái Nguyên, thời gian qua, Sở đã phối hợp với nhiều đơn vị tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Qua đó, khuyến khích các chủ thể OCOP đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm lên nền tảng mạng xã hội Facebook, fanpage, Zalo, website, cổng thông tin điện tử, trang thông tin của Sở và nhiều cơ quan trực thuộc.
Chương trình đã giúp 55.000 hộ sản xuất nông nghiệp xây dựng gian hàng kinh doanh riêng với gần 1.500 mặt hàng, sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng. Thông qua sàn thương mại điện tử Sendo, Lazada, Shopee, C-Thái Nguyên, VnPost, Voso,… hơn 129 sản phẩm OCOP của 132 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Thái Nguyên được tiêu thụ hiệu quả, tiếp cận tối đa người dùng trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy mô vùng tập trung sản phẩm chủ lực, an toàn được cấp chứng nhận VietGAP của Thái Nguyên còn thấp; quá trình liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm bộc lộ nhiều vấn đề. Hoạt động sản xuất, giao dịch nông sản chủ yếu manh mún theo mô hình cơ sở, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Đa số lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn yếu.
Để giải quyết bài toán trên, ông Dương Sơn Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, hướng dẫn chủ thể OCOP, hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã cách thức mở tài khoản, xây dựng gian hàng, đăng ký thanh toán trên sàn thương mại điện tử. Từ đó, tập trung lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên nhiều nền tảng số.
Đồng thời, Sở sẽ phối hợp với UBND thành phố, phường xã, quận huyện lựa chọn cá nhân, tổ chức đạt tiêu chuẩn, sản phẩm đủ điều kiện đạt chứng nhận VietGAP, xác lập mặt hàng nông nghiệp theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hữu cơ, nâng tầm sản phẩm OCOP chủ lực tỉnh Thái Nguyên.

Đơn vị Voso hỗ trợ chủ thể OCOP Thái Nguyên tham gia livestream quảng bá, giới thiệu sản phẩm
Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng triển khai phổ cập kỹ thuật bán hàng trực tiếp cho gần 500 chủ thể OCOP và hàng nghìn người theo dõi qua hình thức livestream trực tuyến. Hầu hết hợp tác xã, doanh nghiệp đều tích cực tham gia, hưởng ứng lời kêu gọi của chính quyền các cấp, chủ động tích hợp công cụ, ứng dụng số trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.Chương trình đã giúp 55.000 hộ sản xuất nông nghiệp xây dựng gian hàng kinh doanh riêng với gần 1.500 mặt hàng, sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng. Thông qua sàn thương mại điện tử Sendo, Lazada, Shopee, C-Thái Nguyên, VnPost, Voso,… hơn 129 sản phẩm OCOP của 132 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Thái Nguyên được tiêu thụ hiệu quả, tiếp cận tối đa người dùng trong và ngoài tỉnh.

Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thái Nguyên phát biểu về kinh doanh sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cũng hỗ trợ chủ thể OCOP thiết kế bao bì, nhãn mác, danh mục, hướng dẫn tạo mã số, niêm yết mã vạch, kêu gọi đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn, một số chủ thể không ngại đầu tư kinh phí, thời gian xây dựng nội dung quảng bá, đồng thời thiết lập hệ thống thanh toán bằng ví điện tử, tối ưu tiện ích, ứng dụng. Vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, doanh số bán hàng gia tăng từ 20 đến 50%, trong đó doanh thu qua mạng và sàn thương mại điện tử chiếm 30%.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy mô vùng tập trung sản phẩm chủ lực, an toàn được cấp chứng nhận VietGAP của Thái Nguyên còn thấp; quá trình liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm bộc lộ nhiều vấn đề. Hoạt động sản xuất, giao dịch nông sản chủ yếu manh mún theo mô hình cơ sở, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Đa số lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo nên khả năng tiếp cận công nghệ thông tin còn yếu.

Các cơ sở, chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP Thái Nguyên tham gia buổi tập huấn
Một số đơn vị chưa chủ động ứng dụng kỹ thuật hạ tầng hiện đại. Các kênh thông tin từ nhà sản xuất đến đơn vị phân phối, người tiêu dùng còn hạn chế, đặc biệt đối với những hộ sản xuất thuộc vùng sâu, vùng xa. Vì thế, hiện nay, người dân chủ yếu tiêu thụ nông sản qua hình thức liên kết cùng thương lái theo mùa, buôn bán trực tiếp tại chợ, chưa có hợp đồng ký kết ổn định giữa đơn vị sản xuất và phía thu mua dẫn đến không ít trường hợp được mùa nhưng mất giá.Để giải quyết bài toán trên, ông Dương Sơn Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, hướng dẫn chủ thể OCOP, hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã cách thức mở tài khoản, xây dựng gian hàng, đăng ký thanh toán trên sàn thương mại điện tử. Từ đó, tập trung lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên nhiều nền tảng số.
Đồng thời, Sở sẽ phối hợp với UBND thành phố, phường xã, quận huyện lựa chọn cá nhân, tổ chức đạt tiêu chuẩn, sản phẩm đủ điều kiện đạt chứng nhận VietGAP, xác lập mặt hàng nông nghiệp theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hữu cơ, nâng tầm sản phẩm OCOP chủ lực tỉnh Thái Nguyên.
Thái Sơn
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Thái Nguyên: Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số
Ý kiến bạn đọc
.jpg)
Hà Nội tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP
OVN - Ngày 22/3/2022, UNBD thành phố Hà Nội có kế hoạch số 92/KH-UBND, khảo sát các địa điểm mới với mục đích tạo ra sự đa dạng thương hiệu đạt chuẩn OCOP của địa phương. Đồng thời, , Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.
Thứ ba, 12-04-2022 | 10:03 -
0

Phú Thọ: Khai trương Khu giới thiệu sản phẩm OCOP dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2022
OVN - Ngày 4/4, tại Chợ thành phố Việt Trì, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ tổ chức khai trương Khu quảng bá, giới thiệu và liên kết tiêu thụ các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP gắn với du lịch.
Thứ hai, 04-04-2022 | 15:51 -
0
.jpg)
Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, toàn tỉnh Long An đã có tổng số 31 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Tỉnh này cũng đang tích cực triển khai Đề án phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho các sản phẩm.
Thứ năm, 31-03-2022 | 20:20 -
0
.jpg)
Kiên Giang: Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP tại tỉnh Kiên Giang đang được tổ chức triển khai đồng bộ theo hệ thống từ tỉnh đến các địa phương. Nhiều chủ trương, chính sách trên địa bàn tỉnh được cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả.
Thứ tư, 30-03-2022 | 15:51 -
0
.jpg)
Đồng Tháp đầu tư mạnh cho dự án phát triển sản phẩm OCOP từ sen
OVN - Tỉnh Đồng Tháp đang tích cực triển khai Dự án mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP - sản phẩm từ sen trên địa bàn huyện Tháp Mười. Dự án nhằm phát triển các sản phẩm OCOP, xây dựng các điểm du lịch kết nối thị trường tiêu thụ và xây dựng hình ảnh huyện Tháp Mười gắn với biểu tượng sen.
Thứ ba, 29-03-2022 | 09:45 -
0