Trang chủ / Ocop - Hội nhập / Gia Lâm (Hà Nội): Kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP
Gia Lâm (Hà Nội): Kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP
Gia Lâm đa dạng sản phẩm OCOP
Nhiều năm nay huyện Gia Lâm đã trở thành vùng đất chuyên canh sản xuất rau, quả cũng như các sản phẩm OCOP đặc trưng cung cấp cho thị trường trung tâm TP. Hà Nội, các tỉnh lân cận và một phần xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Huyện Gia Lâm đã có 49 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Hhiện nay, huyện Gia Lâm có tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất rau, quả đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là 1.688 ha (chiếm 75% diện tích sản xuất); diện tích được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP là 273 ha (chiếm 12% diện tích đất sản xuất).
Hiện trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có 49 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm OCOPđạt 3 sao, 36 sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sản phẩm OCOP 5 sao và rất nhiều sản phẩm được chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP.
Bên cạnh đó, huyện cũng đã ứng dụng 10 ha sản xuất rau, quả theo hướng hữu cơ; Bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với 13 sản phẩm trồng trọt; Ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm QR-code cho 14 sản phẩm rau, quả tại 14 xã trên hệ thống https: hn.check.net.vn.
.jpg)
Đặc sản ổi găng Đông Dư – sản phẩm OCOP huyện Gia Lâm
Bình quân hằng năm huyện Gia Lâm đưa ra thị trường 69.000 tấn rau và 65.000 tấn quả. Bên cạnh các sản phẩm OCOP là các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể và có thương hiệu trên thị trường như: ổi Đông Dư, cam Báo đáp, chuối Kim Sơn;…đặc biệt, sản phẩm rau Văn Đức và Đặng Xá đã xuất khẩu được sang thị trường khó tính như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; bình quân mỗi năm xuất được 800 - 1.000 tấn.
Bà Đặng Thị Hiền ở thôn Trung Quan (xã Văn Đức, Gia Lâm) cho biết: Gia đình tôi có 2 sản phẩm là bắp cải và cải thảo đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, tiêu thụ ổn định, cho doanh thu 250-270 triệu đồng/mẫu/năm. Dù dịch bệnh khó khăn nhưng nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền nên sản phẩm nông sản, trong đó có các sản phẩm OCOP vẫn có đầu ra ổn định; mỗi năm thu hoạch từ 15-17 tấn.
Gia Lâm đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm OCOP
Mặc dù sản lượng nông sản bình quân hằng năm của huyện Gia Lâm đưa ra thị trường khá lớn, nhưng vẫn còn nhiều sản phẩm nông sản, trong đó có các sản phẩm OCOP của bà con bị tồn đọng, như: nhãn, chuối, cải củ Lệ Chi, mùi tầu, sản phẩm sử dụng làm rau gia vị tươi....jpg)
Rau VietGAP Đặng Xá – sản phẩm OCOP Gia Lâm được sơ chế và đóng gói trước khi đưa ra thị trường
Để kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con, huyện Gia Lâm đã đưa ra những giải pháp cụ thể như: Chủ động kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn; rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm tiêu biểu, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP…
Đồng thời, huyện Gia Lâm cũng đề ra mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình sản phẩm OCOP từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình sản phẩm OCOP. Đồng thời, 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất, kinh doanh thực hiện Chương trình sản phẩm OCOP của Gia Lâm được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh...

Gia Lâm hiện có nhiều mô hình sản xuất sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn VietGAP
Đặc biệt, năm 2021, huyện Gia Lâm đã tích cực, chủ động tham gia các diễn đàn trực tuyến Hà Nội trong để kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn, giúp bà con bảo vệ thành quả lao động cũng như đảm bảo ổn định đời sống trong thời gian giãn cách xã hội, tạo đà thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống người dân.
Để Chương trình sản phẩm OCOP được triển khai hiệu quả, trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục hỗ trợ, tư vấn nâng cấp các sản phẩm để tham gia đánh giá phân hạng, nâng thứ hạng sao đối với sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP năm 2019 - 2020 (gồm 44 sản phẩm 3 sao và 4 sao). Cùng với đó, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu, tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm OCOP dù dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Bài, ảnh: Khang Vũ (TH)
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Gia Lâm, Gia Lâm (Hà Nội): Kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP
Ý kiến bạn đọc

Quảng Ninh đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Hải Phòng giải bài toán nâng tầm thương hiệu sảm phẩm OCOP

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn
.png)
Thái Bình: Nâng cấp sản phẩm OCOP thành sản phẩm chủ lực có thương hiệu và thị trường
