An Giang: Cô gái Khmer mang hương vị mật thốt nốt ra ‘biển lớn’
Thứ hai, 24-10-2022 | 14:50GMT+7
OVN - Năm 2017, từ bỏ công việc ngân hàng với mức lương “khủng”, chị Châu Ngọc Dịu - người con Khmer An Giang quyết định khởi nghiệp từ loại cây thân thuộc của quê hương. Câu chuyện về sản phẩm đường thốt nốt chất lượng cao Palmania bắt đầu từ đó.
Đường thốt nốt – Đặc sản trứ danh đất An Giang
Hàng trăm năm qua, người Khmer An Giang đã trồng cây thốt nốt (người địa phương gọi là “thốt lốt”) và khai thác những lợi ích từ loài cây này. Đặc biệt, nghề nấu mật hoa thốt nốt thành đường đã làm nên đặc sản đường thốt nốt trứ danh cho vùng đất biên giới.

Cây thốt nốt ở An Giang
Tại An Giang có hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn trồng thốt nốt nhiều nhất với khoảng 70.000 cây thốt nốt, mỗi năm thu hoạch khoảng 8.000 tấn đường. Sinh ra và lớn lên vùng đất này, chị Châu Ngọc Dịu (sinh năm 1982) luôn trăn trở với nghề truyền thống của bà con. Xuất phát từ lý do ngày nay, ít người còn áp dụng cách nấu đường thốt nốt theo phương pháp tự nhiên như ngày xưa, mà trộn thêm ít nhiều phụ gia làm mất đi độ thơm ngon và chất lượng của đường thốt nốt An Giang. Từ đó, thương hiệu mật thốt nốt Palmania đã ra đời.

Chị Châu Ngọc Dịu tham dự Chương trình tuyên dương nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi của tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2022
Thời gian đầu, chị Dịu gặp nhiều khó khăn để triển khai ý tưởng và sản xuất được sản phẩm ưng ý. Song, với sự kiên định và nỗ lực, sau hai năm tìm tòi và thử nghiệm, sản phẩm mật thốt nốt đã hoàn thiện. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, không phụ gia, không sử dụng phương pháp li tâm tách mật. Mật thốt nốt thành phẩm của cơ sở chị sản xuất ra có hương thơm nhẹ, vị ngọt thanh và béo, tan thật nhanh trong miệng.
Các khâu sản xuất mật thốt nốt theo phương pháp truyền thống rất nghiêm ngặt. Người lấy mật phải leo lên cây thốt nốt để lấy từ sáng sớm, tránh để mật bị chua. Sau đó, thợ nấu mật sử dụng gỗ sến để hạn chế sự lên men của mật thốt nốt. Tất cả các công đoạn mất khoảng 8 tiếng.
Nâng cao giá trị cho sản phẩm thốt nốt
Nói về quy trình sản xuất, chị Dịu chia sẻ: “Nước thốt nốt sau khi được lấy từ trên cây xuống sẽ được người nông dân sơ chế thành đường sệt. Công ty yêu cầu quy trình lấy nước thốt nốt phải nguyên chất, không sử dụng phụ gia, hoá chất, chỉ được được dùng gỗ cây sến để ức chế nước thốt nốt lên men, sau đó đun nước mật thốt nốt (đã loại bỏ gỗ sến) thành đường sệt và chuyển đến xưởng sản xuất của Công ty”.

Công nhân thu hoạch nước thốt nốt tươi

Đường thốt nốt – Đặc sản trứ danh đất An Giang
Về hình thức, sản phẩm mật thốt nốt Palmania có 3 loại sản phẩm (đường thốt nốt dạng bánh, dạng hạt và dạng mật sánh) được đóng gói trong các bao bì được thiết kế đẹp mắt và sang trọng, có đầy đủ thông tin về nguyên liệu, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng…. Qua đó, Palmania hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao và quan tâm đến các sản phẩm an toàn cho sức khỏe. Có thể nói, Palmania đã nâng cao giá trị cho sản phẩm thốt nốt, đồng thời xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng về đặc sản vùng đất An Giang.

.jpg)

Các sản phẩm mật thốt nốt của Palmania

.jpg)

Các sản phẩm mật thốt nốt của Palmania
Tâm nguyện của chị Dịu không chỉ là nâng tầm sản phẩm mật thốt nốt của quê hương, mà còn góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng Khmer An Giang, giúp họ tiếp tục giữ gìn và phát huy nghề truyền thống, sản xuất an toàn gắn với phát triển kinh tế bản địa, đồng thời gia tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Ở trị trường trong nước, mật thốt nốt Palmania đã có mặt trên 37 điểm bán ở 12 tỉnh thành, Trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang, sản phẩm mật thốt nốt đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Ở thị trường nước ngoài, sản phẩm đã có những đơn hàng xuất khẩu sang các nước như: Anh, Hà Lan, Phần Lan…

Mật thốt nốt Palmania nguyên chất tự nhiên được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao
Đặc biệt hơn, mật thốt nốt Palmania còn mang về nhiều giải thưởng đáng tự hào như Great Taste Awards 2 sao, Giải Nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang 2020, Giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp Startup Wheel 2020, Giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 2020, Top 60 Techfest 2020…
Từ loài cây biểu trưng của vùng biên giới An Giang, cô gái Khmer Châu Ngọc Dịu đã chắt lọc những tinh hoa để sáng tạo các sản phẩm mang hương vị quê hương, giới thiệu đến thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Đó là một hành trình gian nan, thể hiện sức bền bỉ, nhưng cũng không kém phần tự hào.
Bài và ảnh: Yên Lương
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, An Giang: Cô gái Khmer mang hương vị mật thốt nốt ra ‘biển lớn’
Ý kiến bạn đọc

Khám phá không gian “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc” tại Hà Nội
OVN - Từ ngày 21-23/10, tại khu vực nhà Bát Giác thuộc không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) diễn ra Sự kiện “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc” lần thứ II năm 2022. Sự kiện do tỉnh Sơn La phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức với nhiều nội dung hấp dẫn.
Thứ bảy, 22-10-2022 | 08:40 -
0

Đặc sắc Ngày hội cà phê năm 2022: Nâng tầm thương hiệu cà phê Sơn La
OVN - Vừa qua, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) đã tổ chức Ngày hội cà phê năm 2022. Sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu, tôn vinh ngành nghề cà phê và thương hiệu cà phê Sơn La; đồng thời, khích lệ, động viên người nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê.
Thứ tư, 12-10-2022 | 15:15 -
0

Hà Nội quy tụ hơn 2.000 sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
OVN - Vừa qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Hoài Đức tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Thứ hai, 10-10-2022 | 11:48 -
0

Quảng Bình nâng tầm sản phẩm OCOP với thương mại điện tử
OVN - Thời gian quan, nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường, tạo được chỗ đứng trên thị trường thông qua kênh thương mại điện tử (TMĐT)…
Thứ tư, 05-10-2022 | 10:32 -
0
.jpg)
Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng
OVN - Thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, thông qua đó, giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, Hà Nội đã đẩy mạnh tiếp cận chuyển đổi số, đưa sản phẩm OCOP lên mạng xã hội và các sàn thương mại điển tử.
Thứ năm, 29-09-2022 | 15:46 -
0