Sơn La phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp từ Chương trình OCOP
Thứ hai, 30-01-2023 | 13:37GMT+7
OV - Sau hơn 4 năm triển khai, đến nay, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Sơn La đã xây dựng được 83 sản phẩm. Các sản phẩm đã và đang dần trở thành động lực để người dân thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp, liên kết tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập, phục vụ hiệu quả cho Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Sơn La.
Sơn La Phát huy thế mạnh xây dựng sản phẩm OCOP
Với tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng, toàn tỉnh Sơn La có hàng trăm sản phẩm đặc trưng có giá trị kih tế và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Trên cơ sở đánh giá lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP, tỉnh đã ban hành Đề án mỗi xã một sản phẩm, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
ới tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng, toàn tỉnh Sơn La có hàng trăm sản phẩm đặc trưng, lợi thế của từng vùng miền
Trong 83 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, có 1 sản phẩm OCOP đạt 5 sao, 30 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 52 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như cà phê bột nguyên chất, trà vỏ cà phê; cá Tép dầu; chè Trọng Nguyên; mận sấy gừng, mận sấy mật ong, mận sấy thảo dược; trà Xanh mây; hồng giòn sấy dẻo; ống hút tre Bình Mình; gạo nếp tan Ngọc Chiến; ống hút, cốc, dao, thìa dĩa tre Gia Phát…
Sau quá trình triển khai, Chương trình OCOP đã tạo cơ sở để phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm của địa phương, tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm.
Các ngành chức năng đã chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện các chuyên trang, chuyên mục để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước biết kết nối tiêu thụ.
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham dự, trưng bày, giới thiệu sản phẩm cũng như ký kết các hợp đồng chế biến, tiêu thụ tại các hội nghị kết nối giao thương (trực tiếp và trực tuyến), tuần hàng nông sản an toàn, hội chợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp…; Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản Sơn La vào tiêu thụ tại các khu công nghiệp, các hệ thống phân phối lớn, các chợ, các siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng...
Định hướng 150-200 sản phẩm OCOP
Trong giai đoạn 2022-2030, tỉnh Sơn La phấn đấu có từ 150-200 sản phẩm OCOP; trong đó, 100-120 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3-5 sao cấp tỉnh; 20-25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3-5 sao cấp quốc gia; 100% các xã đăng ký tham gia vào chương trình OCOP. Từng bước xây dựng sản phẩm OCOP Sơn La thành thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội tiêu và từng bước hướng tới xuất khẩu.
uảng bá, giới thiệu sản ohẩm COP Sơn Là
Để phát triển sản phẩm OCOP, bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã cũng được xác định là giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường, kích cầu tiêu dùng. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 6 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản vùng miền tại các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và thành phố Sơn La.
Ngoài ra, để hiện thực hóa mục tiêu đó, thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình OCOP gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới. Từ đó, khuyến khích các chủ thể mạnh dạn đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương.
Ngành nông nghiệp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, tạo vùng nguyên liệu bền vững cho chế biến sản phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhân rộng các mô hình phát triển sản phẩm OCOP, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Công tác xúc tiến thương mại, kết nối, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa phải được quan tâm và đẩy mạnh đảm bảo giúp người dân tiêu thụ hết sản phẩm nông sản với giá cả hợp lý, tạo thu nhập và ổn định cuộc sống. Các ngành chức năng đã chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện các chuyên trang, chuyên mục để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước biết kết nối tiêu thụ.
Cùng với đó, Sơn La tiếp tục tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham dự, trưng bày, giới thiệu sản phẩm cũng như ký kết các hợp đồng chế biến, tiêu thụ tại các Hội nghị Kết nối giao thương, tuần hàng nông sản an toàn, Hội chợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp… Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại các khu công nghiệp, các hệ thống phân phối lớn, các chợ, các siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng...
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất, hệ thống hỗ trợ chương trình OCOP; chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP; tập trung hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức; triển khai xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP...
Bài và ảnh TH: Vân Nhi
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Sơn La phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp từ Chương trình OCOP
Ý kiến bạn đọc

Thành phố Bắc Kạn đa dạng sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở địa phương, thành phố Bắc Kạn đang chú trọng thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. Nhờ đó, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển. thành phố Bắc Kạn cũng tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ sáu, 20-01-2023 | 23:03 -
0
.jpg)
Ninh Bình:Gia tăng giá trị sản phẩm từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP
Những năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình cũng là giải pháp quan trọng để các xã hoàn thành, nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới các mức.
Thứ sáu, 20-01-2023 | 14:30 -
0
.jpg)
Thanh Hóa: Phát triển mạnh các chuỗi sản xuất sản phẩm OCOP
ovn - Sau gần 4 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Thanh Hóa đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ lợi thế của các địa phương và xây dựng, phát triển hàng trăm chuỗi giá trị trong sản xuất, đưa các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
Chủ nhật, 15-01-2023 | 12:25 -
0

Yên Bái: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương qua thương mại điện tử
OVN - Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh nói riêng, góp phần vào công cuộc hội nhập, phát triển kinh tế số trên cả nước nói chung trong năm 2022, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu đưa 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao của tỉnh lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngay trong tháng 06/2022.
Thứ bảy, 14-01-2023 | 14:29 -
0