Trang chủ / Hành trình Ocop / Quảng Ninh (Quảng Bình): Kết nối tiêu thụ cây sả chanh tại khu vực miền núi
Quảng Ninh (Quảng Bình): Kết nối tiêu thụ cây sả chanh tại khu vực miền núi
Thứ năm, 10-02-2022 | 09:50GMT+7
OVN - Thời gian qua, mô hình tổ chức hợp tác, kết nối tiêu thụ cây sả chanh tại huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng đời sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng cao Bru - Vân Kiều. Đặc biệt, sản phẩm tinh dầu sả chanh từ sự kết nối này còn được đánh giá cao về chất lượng với chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh trong năm 2020.
Mở ra cơ hội kết nối tiêu thụ cây sả chanh
Nhận thấy tiềm năng phát triển cây sả chanh bản địa, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp hữu cơ Lộc Việt đã đứng ra kết nối tiêu thụ cho bà con, đảm bảo chất lượng đầu, đồng thời tối ưu chuỗi giá trị sản phẩm trên thị trường cung ứng, tạo cơ hội cải thiện chất lượng đời sống cho bà con dân tộc Bru - Vân Kiều chanh tại huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).
Người dân Vân Kiều chăm sóc vườn cây sả chanh
Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh từ trung ương đến địa phương đã tích cực đầu tư thu mua hàng hóa, nông sản từ nhiều đơn vị phân phối, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại những vùng biên giới hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ các chuyến đi đến bản Hang Chuồn, Khe Ngang, Làng thanh niên lập nghiệp tại xã Trường Xuân, ông Phạm Tấn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp hữu cơ Lộc Việt (Công ty Lộc Việt) đã nhận ra tiềm năng phát triển từ giống cây sả chanh bản địa là cơ hội cải thiện chất lượng đời sống cho bà con dân tộc Bru - Vân Kiều. Từ đây, doanh nghiệp bắt đầu kết nối tiêu thụ nông sản, đảm bảo chất lượng đầu ra, đồng thời tối ưu chuỗi giá trị sản phẩm trên thị trường cung ứng.
.jpg)
Trước đây, sau khi thu hoạch, lá sả chanh thường bị bỏ đi vì chưa tìm ra mục đích sử dụng
Theo người Vân Kiều, cây sả chanh rất dễ sinh trưởng, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mang lại hiệu quả cao trong việc chống xói mòn đất. Đây cũng là giống cây dễ trồng, dễ thu hoạch, sớm mang lại lợi nhuận, là nguồn thu nhập chính của của bà con nông dân tại xã Trường Xuân. Ngoài ra, cây sả chanh cũng chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, người dân địa phương thường dùng làm gia vị nấu ăn.
Tuy nhiên, do chưa tìm được thị trường tiềm năng, nông sản sau thu hoạch dễ bị tư nhân ép giá hoặc hư hại trong thời gian chờ xuất bán, nên sản lượng canh tác chanh sả chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ cầm chừng, sản xuất tiêu thụ manh mún, diện tích không quá 2 sào/ hộ.
Đổi đời nhờ cây sả chanh bản địa
Theo ông Phạm Tấn Lộc, lần đầu đến xã Trường Xuân, đoàn khảo sát không khỏi xót xa khi chứng kiến những căn nhà lụp xụp, tạm bợ, đời sống sinh kế bấp bênh, khó khăn của bà con dân tộc thiểu số. Ngoài vấn đề về thu nhập, đa số hộ dân trong bản chủ yếu trồng và thu hoạch thân cây sả chanh để bán hoặc giữ làm gia vị, toàn bộ số lá tươi đều bị người dân vứt bỏ vì chưa biết mục đích sử dụng.Dựa vào đây, doanh nghiệp đã thực hiện mô hình kết nối tiêu thụ cây sả chanh bản địa cùng bà con qua việc thành lập tổ hợp tác trồng và sản xuất tinh dầu sả chanh. Công ty còn tiến hành xây dựng nhà máy với công nghệ chưng cất tinh dầu xả chanh đặt tại bản Hang Chuồn, giúp bà con Vân Kiều tối ưu nguồn nguyên liệu lá sả, cây sả và hỗ trợ mở rộng diện tích thâm canh. Từ đó, sản phẩm tinh dầu sả chanh mang thương hiệu Lộc Phúc ra đời.
.jpg)
Máy sản xuất tinh dầu cây sả chanh của Công ty Lộc Việt
Chiết suất từ giống cây bản địa, tinh dầu sả chanh Lộc Phúc được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mùi thơm đặc trưng dễ chịu, sản xuất và chế biến theo công nghệ chưng cất tiên tiến, hiện đại. Là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh trong năm 2020, tinh dầu sả chanh Lộc Phúc đã tham gia nhiều chương trình hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại, các điểm du lịch lớn tại Quảng Bình và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Hà Nội. Tinh dầu đem lại nhiều công dụng trong việc thư giãn, làm đẹp, xua đuổi côn trùng gây hại, khử mùi không khí,…

Sản phẩm tinh dầu cây sả chanh
Đến nay, tinh dầu Lộc Phúc đã liên kết hơn 40 hộ với 238 nông dân tham gia tổ hợp tác, trong đó người dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 60%, ngoài ra 70% thành viên thuộc hộ nghèo, khó khăn. Công ty cũng tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các thành viên, hỗ trợ nhân giống, mở rộng diện tích trồng sả lên 50 ha. Hằng năm, mỗi hộ gia đình thu nhập khoảng 65 đến 75 triệu đồng. Sản phẩm tinh dầu sả chanh Phúc Lộc còn được đánh giá cao về chất lượng với chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh trong năm 2020.
Ông Lộc cho biết, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục cải thiện bao bì mẫu mã, kêu gọi thêm thành viên tham gia tổ hợp tác, quảng bá thương hiệu sản phẩm trên nhiều sàn thương mại điện tử, mạng xã hội truyền thông.
Bài và ảnh: Quỳnh Hoa
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Kết nối tiêu thụ cây sả chanh tại khu vực miền núi
Ý kiến bạn đọc
.jpg)
Đà Nẵng: Xây dựng siêu thị OCOP phát triển du lịch
OVN - Siêu thị sản phẩm OCOP Đà Nẵng trở thành điểm đến lý tưởng để khách hàng mua sắm, trải nghiệm chất lượng các sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Đây được xem là dự án tiềm năng góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP gắn với dịch vụ du lịch tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Thứ tư, 09-02-2022 | 09:56 -
0

Đồng Nai: Gặp người trăn trở với nghề kiến tạo trầm hương
OVN - Nhu cầu từ thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng trầm hương ngày càng phổ biến và mang lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, kinh doanh sản phẩm kém chất lượng đã đẩy người kiến tạo trầm hương nhân tạo tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai lâm vào tình cảnh chán nản, bỏ nghề.
Thứ ba, 08-02-2022 | 14:45 -
0

Đồng Tháp: Thêm 104 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 4 sao
OVN - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt kết quả đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đồng Tháp năm 2021 đối với 104 sản phẩm OCOP nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh đạt từ 3 - 4 sao lên 265 sản phẩm.
Thứ năm, 20-01-2022 | 10:54 -
0
.png)
Tuyên Quang: Hành trình đưa Trà cà gai leo Hợp Hòa thành sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Cây cà gai leo đang được trồng ngày một phổ biến và mở ra hướng đi mới trong tập quán canh tác của bà con tại xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Đáng chú ý, năm 2021, sẩn phẩm Trà cà gai leo Hợp Hòa được công nhận đạt 4 sao OCOP.
Thứ năm, 20-01-2022 | 13:47 -
0

Cả nước phân hạng và công nhận 5.320 sản phẩm OCOP trong năm 2021
OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2021, cả nước có 63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án, kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP cấp tỉnh; 62 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận 5.320 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Thứ năm, 13-01-2022 | 14:50 -
0