Phú Yên trao chứng nhận đợt 1 năm 2022 cho 9 sản phẩm OCOP
Thứ hai, 25-04-2022 | 13:14GMT+7
OVN - UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức công bố quyết định phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và trao giấy chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2022.
Trong 9 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP tỉnh Phú Yên lần này có 2 sản phẩm đạt 4 sao, 7 sản phẩm 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP của Phú Yên lên 27 sản phẩm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai tại Phú Yên từ năm 2019 nhằm khai thác các sản phẩm đặc trưng, dựa trên các yếu tố điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Sau 3 năm triển khai, đến nay Phú Yên có 27 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. Hầu hết là các sản phẩm truyền thống đặc trưng đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh.
Để khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP, Phú Yên đã ban hành nhiều chính sách như hỗ trợ nguồn kinh phí cho việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, bộ nhận diện; mã vạch; tem truy xuất nguồn gốc. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh, các địa phương cũng nỗ lực hơn nữa hỗ trợ chủ thể đầu tư; đổi mới phương pháp sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng các sản phẩm đạt đủ tiêu chí công nhận là sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị, quảng bá, phát triển sản phẩm địa phương.
Trong năm 2022, tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu có ít nhất 18 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ... Đồng thời, toàn bộ chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP sẽ được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn về quản lý sản xuất, kinh doanh...
Thông qua triển khai Chương trình OCOP, các địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch, đề án, dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để bảo đảm phát triển bền vững.
Khang Vũ

Phú Yên hiện có 27 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. (Ảnh minh họa)
Trong số các đơn vị được trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP Phú Yên đợt này có Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din, huyện Phú Hòa (HTX NN Đồng Din) có 8 sản phẩm gồm: khóm (trái dứa) Đồng Din, bánh khóm Đồng Din, khóm sấy Đồng Din, giấm khóm Đồng Din, rượu khóm Đồng Din, măng sấy, lá giang sấy, nước rửa chén sinh học Đồng Din). Cơ sở chế biến nước mắm của gia đình bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, xã An Chấn, huyện Tuy An có sản phẩm nước mắm truyền thống Mỹ Quang.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai tại Phú Yên từ năm 2019 nhằm khai thác các sản phẩm đặc trưng, dựa trên các yếu tố điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
.png)
Khóm sấy Đồng Din của HTX NN Đồng Din đạt chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Phú Yên (Ảnh minh họa)
Sau 3 năm triển khai, đến nay Phú Yên có 27 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. Hầu hết là các sản phẩm truyền thống đặc trưng đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh.
Để khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp phát triển các sản phẩm OCOP, Phú Yên đã ban hành nhiều chính sách như hỗ trợ nguồn kinh phí cho việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, bộ nhận diện; mã vạch; tem truy xuất nguồn gốc. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh, các địa phương cũng nỗ lực hơn nữa hỗ trợ chủ thể đầu tư; đổi mới phương pháp sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng các sản phẩm đạt đủ tiêu chí công nhận là sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị, quảng bá, phát triển sản phẩm địa phương.
Trong năm 2022, tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu có ít nhất 18 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ... Đồng thời, toàn bộ chủ thể có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP sẽ được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn về quản lý sản xuất, kinh doanh...
.png)
Từ trái dứa, HTX Đồng Din đã tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCCOP hạng 3-4 sao tỉnh Phú Yên (Ảnh minh họa)
Để từng bước thực hiện các mục tiêu đặt ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan điều phối và triển khai toàn diện các nội dung trong Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tiến hành rà soát từng huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra, hướng dẫn việc xác định sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá để nắm bắt tình hình trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP...Thông qua triển khai Chương trình OCOP, các địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch, đề án, dự án phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để bảo đảm phát triển bền vững.
Phú Yên cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Phú Yên phát triển được 125 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; có 20% sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5% sản phẩm OCOP đạt 5 sao, 3% sản phẩm nhóm du lịch, dịch vụ đạt OCOP 3 sao; 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã.
Khang Vũ
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Phú Yên trao chứng nhận đợt 1 năm 2022 cho 9 sản phẩm OCOP
Ý kiến bạn đọc

Quảng Ninh: Nâng tầm các sản phẩm OCOP địa phương
OVN - Những năm qua, nhờ ứng dụng công nghệ vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ, nhiều nông sản chủ lực của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có các sản phẩm OCOP được mở rộng quy mô, nâng cao năng suất và chất lượng.
Thứ năm, 21-04-2022 | 09:30 -
0
.jpg)
Doanh nghiệp Cần Thơ: Đẩy mạnh đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP
OVN - Biến đổi khí hậu, thiếu nước ngọt, hạn hán, ngập mặn trở thành vấn đề nghiêm trọng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc đầu tư vùng nguyên liệu, cung cấp nước phục vụ chăn nuôi thủy sản là cách làm hữu hiệu được Công ty cổ phần thực phẩm Phạm Nghĩa (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) triển khai suốt thời gian qua.
Thứ tư, 20-04-2022 | 13:05 -
0

Khánh Hòa: Ổn định thu nhập nhờ nghề trồng rong nho
OVN - Nuôi trồng, xuất khẩu rong nho đang là công việc giúp Công Ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại - Xuất Nhập Khẩu D&T (Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) đem lại thu nhập ổn định cho người dân và nâng tầm thương hiệu sản vật địa phương. Đây cũng là sản phẩm tiêu biểu đạt chứng nhận 4 sao từ Chương trình OCOP Khánh Hòa trong năm 2021.
Chủ nhật, 17-04-2022 | 10:50 -
0
.jpg)
Điện Biên nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP thế mạnh
OVN – Sau một thời gian thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đã có nhiều sản phẩm truyền thống, đặc trưng của tỉnh Điện Biên khẳng định lợi thế trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Ðây là kết quả của việc nỗ lực nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh này.
Thứ tư, 06-04-2022 | 10:39 -
0
.jpg)
Xây dựng yến sào trở thành sản phẩm OCOP – Hướng đi đột phá ở Chư Sê
OVN - Nhận thấy điều kiện khí hậu, môi trường phù hợp với nghề nuôi chim yến, một số hộ dân trên địa bàn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhà nuôi yến như một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Các sản phẩm yến sào cũng hứa hẹn trở thành sản phẩm OCOP tiềm năng trên vùng đất Chư Sê.
Thứ hai, 04-04-2022 | 09:40 -
0