OCOP Tuyên Quang đánh thức tiềm năng sản vật địa phương
Thứ tư, 03-11-2021 | 12:26GMT+7
OVN- Với 79 sản phẩm nông sản của các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 17 sản phẩm được công nhận là OCOP 4 sao và 62 sản phẩm được xếp hạng 3 sao. Tỉnh Tuyên Quang đã và đang nỗ lực để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, hướng đến mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Kể từ khi Chương trình Mỗi xã một sản phầm - OCOP được triển khai, tiềm năng lợi thế của các địa phương trong tỉnh Tuyên quan đã và đang được đánh thức. Từ đó, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn.
Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước trong mát, đã từ lâu, cam sành Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt mát và có giá trị dinh dưỡng cao. Năm 2013 cam sành Hàm Yên lọt vào top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2014 đạt danh hiệu sản phẩm vàng nông nghiệp Việt Nam. Năm 2015 cam sành Hàm Yên được tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Năm 2016 và 2019 được bình chọn là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

Sản phẩm cam Hàm Yên nổi tiếng về chất lượng (Ảnh: Minh họa)
Cây cam sành ở Hàm Yên đã giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo. Theo đó những hộ trồng cam ở đây đã có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 nhà là nhà nông, nhà nước và doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương.
Ngay sau khi cam sành Hàm Yên được tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam, cùng với niềm vui tự hào với sản phẩm của quê nhà, những người nông dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và giữ vững chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Một quy trình chăm sóc cam theo hướng an toàn sinh học đã được duy trì từ nhiều năm nay, nhờ đó mà chất lượng cao được duy trì đảm bảo.

Sản phẩm bú Đà Vị - thương hiệu OCOP Tuyên Quang nổi tiếng (Ảnh: Minh họa)
Với lợi thế sẵn có về giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, đất đai trù phù với những nét văn hóa điều kiện tự nhiên riêng có. Thành phố Tuyên Quang đã thực hiện lại quy hoạch lại các vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ phát triển các mô hình thế mạnh sản phẩm OCOP tiềm năng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu nhãn hiệu cho sản phẩm địa phương.
Nhắc đến một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp địa phương phải kể đến hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ ở xã An Khang. Lăn lội với nghề nuôi ong lấy mật hơn 10 năm nay, hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ xác định rõ, để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm địa phương thì cần phải xây dựng nhãn mác và thương hiệu cho sản phẩm. Có như vậy mới tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP Tuyên Quang được triển khai theo nguyên tắc dân biết, dân làm và dân thụ hưởng. Mỗi địa phương có một cách làm riêng nhằm khơi dậy và khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương mình.
Tại huyện Na Hang, một vùng đất có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng với 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 4 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 12 sản phẩm được 3 sao (nơi có nhiều sản phẩm được gắn sao nhất toàn tỉnh), có được kết quả này là một quá trình đầy nỗ lực của cấp ủy chính quyền địa phương và sự quyết tâm của mỗi người dân đối với sản phẩm do chính mình làm ra.
Ở xã Đà Vị, một trong những xã vùng cao của huyện Na Hang có nghề làm bún khô truyền thống từ bao đời nay. Trước đây bún khô Đà Vị chỉ được tiêu thụ trong xã, nhưng với tình yêu và niềm mong mỏi gìn giữ nghề truyền thống, bà con xã Đà Vị đã cùng nhau xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương. Bún khô Đà Vị nay đã có thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP.
Tại các hội chợ được tổ chức trong huyện và tỉnh. Sản phẩm bún khô Đà Vị đã tự tin sánh ngang với các sản phẩm nông sản khác bởi mẫu mã và chất lượng. Cơ hội để sản phẩm này vươn xa trên thị trường là rất lớn, bởi chính sự quyết tâm của mỗi người dân.
bún khô Đà Vị
Khi huyện Na Hang triển khai OCOP, với chu trình 6 bước. Sau khi đăng ký sản phẩm, các đơn vị sản xuất sẽ nhận phương án kế hoạch và triển khai thực hiện. Cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm, trên cơ sở đó sẽ hỗ trợ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm. Đối với những sản phẩm truyền thống, việc lựa chọn sản phẩm chủ lực để chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP là một thách thức lớn cho cấp Ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Huyện Na Hang đã thực hiên phân công cán bộ địa phương xã cùng chính quyền địa phương tìm kiếm lựa chọn sản phẩm thế mạnh để hướng đến xây dựng trở thành sản phẩm OCOP. Với cách làm này, Na Hang từ một huyện được đánh giá là gặp nhiều khó khăn trong xây dựng sản phẩm OCOP. Nay đã trở thành địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh.
Câu chuyện xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Na Hang được coi là cách làm linh hoạt khi mà đặc thù các xã là sản xuất nông nghiệp đơn thuần, bà con tận dụng đầm đất để trồng trọt chăn nuôi một số loại nông sản phổ biến như lúa, ngô, rau củ quả với quy mô nhỏ hẹp. Chăn nuôi cũng chỉ là lợn, gà trâu bò và cá với số lượng ít không có sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Cũng bởi các phẩm chỉ ở quy mô nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế, nên năng suất chất lượng không cao. Khả năng cung ứng cho thị trường với số lượng không ổn định, lâu dài. Do đó việc khảo sát đánh giá lựa chọn đúng sản phẩm tham gia chương trình đã khởi dậy được sức sáng tạo của người dân, khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển, nâng lên thành sản phẩm OCOP.
Những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng ở Na Hang, nay đã tự hào và tự tin hơn bởi những sản phẩm nông sản của địa phương mình đã có thương hiệu.
Không riêng gì ở Na Hang mà rất nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, mặc dù có nhiều sản phẩm được sản xuất song đều trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tư duy thời vụ tự phát, sản xuất không tập trung, không có sự đầu tư, thiếu sự liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dấn đến sản phẩm khó tìm được đầu ra. Tình trạng được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa thường xuyên xảy ra. Tạo tâm lý không mặn mà, thiếu tính bền vững của người sản xuất.
Sau gần 3 năm thực hiện tại Tuyên Quang, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã thực sự đi vào cuộc sống. Được cả hệ thống chính trị, người dân, các chủ thể hưởng ứng tham gia. Chương trình đã và đang giúp người dân nâng cao nhận thức đổi mới tư duy về phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Tham gia vào chuỗi giá trị, tập trung nuôi trồng theo định hướng, kế hoạch, thiết kế vùng sản xuất để tạo thêm sức bật cho nông nghiệp nông thôn và nông dân.
Tuyên Quang đang kỳ vọng chương trình OCOP sẽ góp phần hình thành phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ truyền thống cơ lợi thế theo chuỗi giá trị khép kín gắn với định hướng thị trường. OCOP sẽ tạo cú hích nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị. Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong tỉnh.
Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước trong mát, đã từ lâu, cam sành Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt mát và có giá trị dinh dưỡng cao. Năm 2013 cam sành Hàm Yên lọt vào top 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2014 đạt danh hiệu sản phẩm vàng nông nghiệp Việt Nam. Năm 2015 cam sành Hàm Yên được tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Năm 2016 và 2019 được bình chọn là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

Sản phẩm cam Hàm Yên nổi tiếng về chất lượng (Ảnh: Minh họa)
Cây cam sành ở Hàm Yên đã giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo. Theo đó những hộ trồng cam ở đây đã có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 nhà là nhà nông, nhà nước và doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương.
Ngay sau khi cam sành Hàm Yên được tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam, cùng với niềm vui tự hào với sản phẩm của quê nhà, những người nông dân thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và giữ vững chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Một quy trình chăm sóc cam theo hướng an toàn sinh học đã được duy trì từ nhiều năm nay, nhờ đó mà chất lượng cao được duy trì đảm bảo.

Sản phẩm bú Đà Vị - thương hiệu OCOP Tuyên Quang nổi tiếng (Ảnh: Minh họa)
Với lợi thế sẵn có về giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, đất đai trù phù với những nét văn hóa điều kiện tự nhiên riêng có. Thành phố Tuyên Quang đã thực hiện lại quy hoạch lại các vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ phát triển các mô hình thế mạnh sản phẩm OCOP tiềm năng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu nhãn hiệu cho sản phẩm địa phương.
Nhắc đến một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp địa phương phải kể đến hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ ở xã An Khang. Lăn lội với nghề nuôi ong lấy mật hơn 10 năm nay, hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ xác định rõ, để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm địa phương thì cần phải xây dựng nhãn mác và thương hiệu cho sản phẩm. Có như vậy mới tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP Tuyên Quang được triển khai theo nguyên tắc dân biết, dân làm và dân thụ hưởng. Mỗi địa phương có một cách làm riêng nhằm khơi dậy và khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương mình.
Tại huyện Na Hang, một vùng đất có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng với 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 4 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 12 sản phẩm được 3 sao (nơi có nhiều sản phẩm được gắn sao nhất toàn tỉnh), có được kết quả này là một quá trình đầy nỗ lực của cấp ủy chính quyền địa phương và sự quyết tâm của mỗi người dân đối với sản phẩm do chính mình làm ra.
Ở xã Đà Vị, một trong những xã vùng cao của huyện Na Hang có nghề làm bún khô truyền thống từ bao đời nay. Trước đây bún khô Đà Vị chỉ được tiêu thụ trong xã, nhưng với tình yêu và niềm mong mỏi gìn giữ nghề truyền thống, bà con xã Đà Vị đã cùng nhau xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương. Bún khô Đà Vị nay đã có thương hiệu và trở thành sản phẩm OCOP.
Tại các hội chợ được tổ chức trong huyện và tỉnh. Sản phẩm bún khô Đà Vị đã tự tin sánh ngang với các sản phẩm nông sản khác bởi mẫu mã và chất lượng. Cơ hội để sản phẩm này vươn xa trên thị trường là rất lớn, bởi chính sự quyết tâm của mỗi người dân.
bún khô Đà Vị
Khi huyện Na Hang triển khai OCOP, với chu trình 6 bước. Sau khi đăng ký sản phẩm, các đơn vị sản xuất sẽ nhận phương án kế hoạch và triển khai thực hiện. Cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm, trên cơ sở đó sẽ hỗ trợ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm. Đối với những sản phẩm truyền thống, việc lựa chọn sản phẩm chủ lực để chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP là một thách thức lớn cho cấp Ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Huyện Na Hang đã thực hiên phân công cán bộ địa phương xã cùng chính quyền địa phương tìm kiếm lựa chọn sản phẩm thế mạnh để hướng đến xây dựng trở thành sản phẩm OCOP. Với cách làm này, Na Hang từ một huyện được đánh giá là gặp nhiều khó khăn trong xây dựng sản phẩm OCOP. Nay đã trở thành địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh.
Câu chuyện xây dựng sản phẩm OCOP ở huyện Na Hang được coi là cách làm linh hoạt khi mà đặc thù các xã là sản xuất nông nghiệp đơn thuần, bà con tận dụng đầm đất để trồng trọt chăn nuôi một số loại nông sản phổ biến như lúa, ngô, rau củ quả với quy mô nhỏ hẹp. Chăn nuôi cũng chỉ là lợn, gà trâu bò và cá với số lượng ít không có sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Cũng bởi các phẩm chỉ ở quy mô nhỏ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế, nên năng suất chất lượng không cao. Khả năng cung ứng cho thị trường với số lượng không ổn định, lâu dài. Do đó việc khảo sát đánh giá lựa chọn đúng sản phẩm tham gia chương trình đã khởi dậy được sức sáng tạo của người dân, khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển, nâng lên thành sản phẩm OCOP.
Những người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng ở Na Hang, nay đã tự hào và tự tin hơn bởi những sản phẩm nông sản của địa phương mình đã có thương hiệu.
Không riêng gì ở Na Hang mà rất nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, mặc dù có nhiều sản phẩm được sản xuất song đều trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tư duy thời vụ tự phát, sản xuất không tập trung, không có sự đầu tư, thiếu sự liên kết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dấn đến sản phẩm khó tìm được đầu ra. Tình trạng được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa thường xuyên xảy ra. Tạo tâm lý không mặn mà, thiếu tính bền vững của người sản xuất.
Sau gần 3 năm thực hiện tại Tuyên Quang, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã thực sự đi vào cuộc sống. Được cả hệ thống chính trị, người dân, các chủ thể hưởng ứng tham gia. Chương trình đã và đang giúp người dân nâng cao nhận thức đổi mới tư duy về phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Tham gia vào chuỗi giá trị, tập trung nuôi trồng theo định hướng, kế hoạch, thiết kế vùng sản xuất để tạo thêm sức bật cho nông nghiệp nông thôn và nông dân.
Tuyên Quang đang kỳ vọng chương trình OCOP sẽ góp phần hình thành phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa dịch vụ truyền thống cơ lợi thế theo chuỗi giá trị khép kín gắn với định hướng thị trường. OCOP sẽ tạo cú hích nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị. Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trong tỉnh.
Quỳnh Lam
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Tuyên Quang
Ý kiến bạn đọc

OCOP Phú Thọ: xây dựng thương hiệu sản phẩm từ niềm tin
OVN- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP Phú Thọ” đang là một trong những đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . Đến nay, nhiều sản phẩm được công nhận OCOP khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn.
Thứ ba, 02-11-2021 | 09:36 -
0

Hà Tĩnh: Điểm sáng Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới
OVN - Nhờ có được cách làm hay, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong thời gian qua Đảng bộ chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá trong Chương trình phát triển kinh tế nông thôn.
Thứ ba, 02-11-2021 | 14:26 -
0

OCOP Gia Lai nâng tầm đặc sản địa phương
OVN- Sau 3 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Gia Lai đã có 22 sản phẩm đạt 4 sao và 127 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh. Các sản phẩm OCOP Gia Lai đã góp phần quan trọng để từng bước nâng tầm đặc sản và sản phẩm đặc trưng của địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Thứ ba, 02-11-2021 | 16:07 -
0

Hà Giang: Nhiều sản phẩm đặc trưng ở Bắc Mê chưa tìm được hướng đi
OVN - Chương trình OCOP được xem là “cánh cửa” mở đối với lĩnh vực nông nghiệp của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Tuy được đánh giá là huyện có tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, song cũng còn không ít những khó khăn, rào cản khi triển khai thực hiện chương trình này; cần có những giải pháp manh tính đột phá mới đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, 01-11-2021 | 10:00 -
0

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP thích ứng với tình hình dịch bệnh
OVN - Đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống, nhiều chuỗi sản xuất, kinh doanh bị đứt gãy hoặc ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, nhiều chủ thể sản xuất và đơn vị tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa đã có những cách làm sáng tạo, vẫn duy trì sự tăng trưởng cũng như phát triển thị trường cho sản phẩm. Một doanh nghiệp trẻ tại huyện Hậu Lộc không những vượt qua những tác động tiêu cực, mà còn biến những bất lợi thành cơ hội để có được sự tăng trưởng nhanh.
Thứ sáu, 29-10-2021 | 09:15 -
0