OCOP Thái Nguyên: Nâng tầm thương hiệu các sản phẩm chủ lực

Sản phẩm chè/trà chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phong trào “Mỗi xã một sản phẩm” đã góp phần thúc đẩy các chủ thể sản xuất hoàn thiện hơn cho các sản phẩm của mình, nâng cao thương hiệu sản phẩm Thái Nguyên.
Với lợi thế trên 200 làng nghề chè truyền thống, tạo nên hàng loạt thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên), chè La Bằng (Đại Từ), chè hữu cơ Sông Cầu, làng nghề chè Vô Tranh - Tức Tranh (Phú Lương)… Có tới 70 - 80% sản lượng được tiêu thụ trong nước, 20 - 30% sản lượng chè chế biến xuất khẩu. Do đó, việc xây dựng các sản phẩm OCOP đã tạo cơ hội cho người dân địa phương có việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng thành công Chương trình nông thôn mới (NTM) ở Thái Nguyên.
.jpg)
Miến dong Việt Cường - một trong những sản phẩm đạt OCOP 5 sao của Thái Nguyên
Đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 85 sản phẩm của 9 huyện, thành, thị được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 02 sản phẩm đạt 5 sao, đạt danh hiệu sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Các sản phẩm OCOP Thái Nguyên chủ yếu gồm các sản phẩm tiêu biểu như: Chè, miến, gạo, nấm hương, giò hươu, nem bùi…
Trong giai đoạn 2021- 2025, Thái Nguyên tiếp tục tập trung hỗ trợ hoàn thiện hơn cho các sản phẩm tiềm năng và chủ lực của tỉnh như nhãn, bưởi, thịt lợn, thịt gà và gỗ… để số lượng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh phong phú hơn, đúng với tiềm lực địa phương.
Từ Khóa : OCOP Thái Nguyên, nâng tầm thương hiệu, sản phẩm chủ lực
Ý kiến bạn đọc

OCOP Tuyên Quang đánh thức tiềm năng sản vật địa phương

Chương trình OCOP Thanh Hóa - cơ hội cho những sản phẩm mới

Chắp cánh cho sản phẩm OCOP Bắc Giang vươn xa

OCOP Phú Thọ: xây dựng thương hiệu sản phẩm từ niềm tin
