OCOP Quảng Ninh: Kiểm tra các sản phẩm OCOP năm 2021

OVN - Tháng 8 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Ninh do Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh chủ trì đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát đối với các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ cũng còn những khó khăn, bất cập, những hạn chế cần tập trung khắc phục để Chương trình OCOP Quảng Ninh tiếp tục có bước phát triển mới, xứng đáng là đơn vị tiên phong trong cả nước.
OCOP Quảng Ninh được giữ vững trong dịch bệnh Covid -19

Ban chỉ đạo OCOP các các cấp đã cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của tỉnh tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phát triển sản phẩm, phát triển tổ chức; hỗ trợ các chủ thể tiêu thụ sản phẩm; tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 194/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; bố trí nguồn lực hỗ trợ triển khai phát triển sản phẩm OCOP tại các địa phương; tích cực vận dụng hỗ trợ các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, xây dựng Kế hoạch tổ chức thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021; Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất hoàn thiện sản phẩm theo Bộ tiêu chí, hướng dẫn lập hồ sơ đảm bảo đầy đủ yêu cầu của tỉnh, mục tiêu đến hết tháng 9 cấp huyện cơ bản hoàn thành thi cấp huyện và lựa chọn các sản phẩm đạt điểm 3 sao trở lên tham gia cuộc thi cấp tỉnh vào tháng 10/2021.


Công tác phát triển sản phẩm mới được các đơn vị quan tâm, 7 tháng đầu năm 2021 Ban chỉ đạo OCOP tỉnh đã tổ chức thẩm định và ra quyết định chấp thuận cho 44 sản phẩm đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP (đạt 88% chỉ tiêu cả năm là 50 sản phẩm). Hầu hết các sản phẩm mới đăng ký trong 7 tháng đầu năm là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống. Sau khi có quyết định chấp thuận, các cơ quan chức năng các địa phương đã tích cực tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm theo chu trình. Hầu hết các sản phẩm đã được cấp sao tiếp tục duy trì được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm bao bì tem nhãn được cải tiến, nâng cấp hấp dẫn phù hợp với từng nhóm sản phẩm, thuận tiện cho người tiêu dùng vận chuyển và bảo quản. Các bao bì đều được cung cấp bởi các đơn vị đối tác có uy tín trong hoặc ngoài tỉnh đảm bảo theo quy định, an toàn cho người sử dụng. Các địa phương quan tâm chỉ đạo, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn GMP, ISO, HACCP.... Việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều hơn, sản lượng nhiều hơn, đặc biệt là đã khắc phục được nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến. Điển hình trong việc đầu tư nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị là các đơn vị như: Công ty TNHH nuôi trồng sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc (Cẩm Phả); Trung tâm nuôi trồng đông trùng hạ thảo (Quảng Yên); Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thủy sản Quảng Ninh (Vân Đồn); Cơ sở chả mực Bà Nụ (Vân Đồn); Công ty CP Sữa An Sinh (Đông Triều); Công ty TNHH MTV Sản xuất và TMDV Thăng Long (Uông Bí)...


Toàn tỉnh hiện có 31 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các điểm bán hàng OCOP đều có biển hiệu gắn logo OCOP, có giá kệ để xếp hàng hóa, có niêm yết giá cả; một số điểm trang bị máy đọc giá, tính tiền, in hóa đơn tự động. Ngoài việc giới thiệu các sản phẩm OCOP trong tỉnh, còn kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các tỉnh thành trong cả nước; các điểm còn đa dạng các mặt hàng đóng gói, đóng hộp, chai lọ kết hợp với các sản phẩm OCOP thuộc nhóm sơ chế chế biến, hàng tươi sống (thịt, hải sản, rau củ quả tươi...) phục vụ nhu cầu thiết yếu. Một số điểm còn có website giới thiệu hàng hóa và bán hàng qua mạng internet và phục vụ tận nhà...


Việc tiêu thụ sản phẩm được các đơn vị quan tâm kết nối vào các siêu thị, hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là việc đưa sản phẩm tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn Thương mại điện tử uy tín như Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, tiki.vn;Voso.vn... điển hình như: Sàn postmart.vn 136 sản phẩm; Sàn voso 121 sản phẩm; Sàn Sen do 115 sản phẩm. Trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Ninh (http://thuonghieuquangninh.gov.vn/; http://teqni.gov.vn/) hiện có 272 sản phẩm OCOP, nông sản của 73 DN/HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh được niêm yết và giao dịch trực tuyến .

Còn đó những khó khăn

Hầu hết các địa phương chưa phát huy được vai trò của cán bộ cấp xã trong công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ ban đầu trong việc đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Cán bộ OCOP cơ sở thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ tham gia thi đánh giá phân hạng sản phẩm, dẫn đến nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP nhưng chưa được hoàn thiện để tham gia cuộc thi đánh giá phân hạng sao hằng năm, có sản phẩm vào OCOP từ năm 2015, 2016 nhưng chưa được đánh giá xếp hạng sao. Tính đến thời điểm kiểm tra toàn tỉnh còn 262 sản phẩm (52,4%) chưa được thi đánh giá phân hạng sao.


Công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn các đơn vị sản xuất được thụ hưởng chính sách hỗ trợ liên quan đến Chương trình OCOP chưa được quan tâm, sau 2 năm ban hành Nghị quyết số 194 (tháng 7/2019) số đơn vị sản xuất được hỗ trợ phát triển sản phẩm từ chính sách chưa nhiều. Các địa phương có sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia nhưng chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng Đề án/dự án để đầu tư phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP chủ lực trên địa bàn. Một số sản phẩm trong nhóm chủ lực đã xây dựng thương hiệu nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhưng việc quản lý, phát huy, phát triển thương hiệu có mặt còn khó khăn (chả mực Hạ Long, lợn Móng Cái, du lịch làng quê Yên Đức...)

Công tác chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu tại một số địa phương còn chưa được chú trọng, vùng nguyên liệu phát triển chưa ổn định, có năm thiếu, có năm thừa, điển hình như: nguyên liệu củ dong giềng để sản xuất miến dong, quả mơ để sản xuất rượu mơ Yên Tử, nguyên liệu để sản xuất rượu gạo bao thai, nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm từ dược liệu…Một số đơn vị gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu dẫn đến việc sản xuất không thường xuyên liên tục như nguyên liệu sản xuất bánh gio ở Hà Nam Quảng Yên...


Một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể sản xuất, chưa có biện pháp hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm dẫn đến nhiều sản phẩm không tiếp tục phát triển, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thiếu đất để xây dựng nhà xưởng hoặc không có thị trường dẫn đến dừng sản xuất phải đưa ra khỏi Chương trình, cụ thể năm 2021 đoàn kiểm tra của tỉnh rà soát và thống nhất đưa 57 sản phẩm ra khỏi Chương trình OCOP, trong đó 14 sản phẩm đã cấp sao và 43 sản phẩm chưa cấp sao.

Ban Chỉ đạo OCOP cấp huyện chưa chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về bố trí điều kiện mặt bằng nhà xưởng phục vụ sản xuất. Một số đơn vị có đất, có nhu cầu xây dựng nhà xưởng tách biệt nơi ở nhưng do là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm nên khó khăn trong việc chuyển đổi để xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất. Một vài chủ thể có nhà xưởng nằm trong khu quy hoạch nên khó khăn trong xây dựng, sửa chữa, nâng cấp do đó việc mở rộng sản xuất còn nhiều khó khăn; một số mặt bằng sản xuất và chế biến chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.


Hầu hết các đơn vị sản xuất có ý thức thiết kế bao bì, tem nhãn để nâng cao giá trị cho sản phẩm, tuy nhiên bao bì sản phẩm còn đơn giản, thiết kế chưa chuyên nghiệp, thiếu tính thẩm mỹ, chất liệu của nhiều bao bì kém. Nhiều tem nhãn sản phẩm chưa ghi đúng và đầy đủ các thông tin theo quy định, tên ghi trên nhãn sản phẩm không trùng với tên ghi trên hộp cũng như trên hồ sơ đăng ký hoặc giấy phép kinh doanh. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt các quy định về sử dụng mã số mã vạch, chưa khai báo đầy đủ thông tin, chưa đóng phí duy trì nên không truy cập được...Một số cơ sở sản xuất chưa ý thức đầy đủ việc tuân thủ các quy định về đăng ký thương hiệu, nhãn mác, chưa chủ động trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan chính quyền trong triển khai chương trình.


Kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của các điểm giới thiệu và bán hàng OCOP chưa hiệu quả; công tác kết nối quảng bá chưa thường xuyên, chưa chủ động tìm hiểu, kết nối với các địa phương trong và ngoài tỉnh; còn bất cập trong quản lý về giá giữa doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm tại địa phương và điểm bán hàng OCOP. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP khó khăn trong khâu tiêu thụ, doanh thu sụt giảm. Một số cơ sở sản xuất mới khởi nghiệp, việc tiêu thụ phần lớn phụ thuộc vào các Chương trình Xúc tiến thương mại của Tỉnh để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, do đó doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất cầm chừng.


Những giải pháp

Trên cơ sở những khó khăn, hạn chế bất cập nêu trên, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì hướng dẫn các địa phương quy hoạch, bố trí khu sản xuất tập trung và ưu tiên cho các doanh nghiệp thuộc Chương trình OCOP có mặt bằng phục vụ sản xuất phù hợp từng nhóm sản phẩm; từng bước di dời các cơ sở sản xuất chế biến ra các khu sản xuất tập trung. Đối với các địa phương chưa bố trí được khu sản xuất tập trung cần có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi một phần đất đối với các đơn vị có đất để xây dựng nhà xưởng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 194 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, qua đó đề xuất sửa đổi bổ sung những điểm chưa phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cơ sở trong triển khai thực hiện chính sách. Tập trung chỉ đạo, phối hợp với các địa phương hướng dẫn chủ thể sản xuất xây dựng đề án/dự án phát triển sản phẩm OCOP chủ lực. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát lại toàn bộ bao bì, tem nhãn sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tư vấn hướng dẫn các chủ thể chuẩn hóa, nâng cấp bao bì tem nhãn đảm bảo thẩm mỹ, hiện đại, tiện dụng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hướng dẫn các chủ thể đăng ký sở hữu trí tuệ; xây dựng, nâng cấp nhà xưởng từng bước đạt tiêu chuẩn tiên tiến (ISO, GMP, HACCP...). Sở Công thương chủ trì tổ chức các lớp đào tạo trực tuyến về kỹ năng bán hàng qua mạng internet. Tiếp tục tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín trong và ngoài nước. Tuyên truyền, hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, chủ thể OCOP thực hiện nghiêm túc Quy chế về quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh. Ban Xây dựng nông thôn mới chủ trì phối hợp với các Sở, ngành chức năng xây dựng cơ chế phân bổ vốn NTM giai đoạn 2021- 2025, trong đó lồng ghép cơ chế phân bổ vốn hỗ trợ Chương trình OCOP trình UBND tỉnh phê duyệt. Kịp thời tham mưu ban hành Quyết định thu hồi Chứng nhận đạt sao đối với 14 sản phẩm OCOP và ban hành Quyết định đưa 57 sản phẩm đã dừng sản xuất và không có khả năng hoàn thiện và phát triển ra khỏi Chương trình OCOP.

Đinh Bá Trinh
UV thường trực BCĐ OCOP,
Trưởng phòng Nghiệp vụ OCOP Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.

Tin khác

Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Thanh Hóa hiện có 464 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Để sản phẩm OCOP đến với đông đảo người tiêu dùng, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, các chủ thể OCOP còn tích cực giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trên các ứng dụng nền tảng số.
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
OVN - Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị hàng Tết để cung ứng cho thị trường. Tại các cơ sở có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, không khí sản xuất càng thêm nhộn nhịp...
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
OVN - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.
Hà Nội: Thanh Trì nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
Hà Nội: Thanh Trì nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Trung ương và Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020, 2021-2025, UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã xây dựng các Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.
Liên kết nâng giá trị sản phẩm OCOP
Liên kết nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực và sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
Tây Ninh: Chủ thể OCOP được vinh danh tại lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023
Tây Ninh: Chủ thể OCOP được vinh danh tại lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023
OVN - Ngày 17/12/2023, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023 lần thứ 21 tại Nhà hát Lớn thủ đô. Trong đó, Công ty TNHH Loan Phát Huy là đơn vị đại diện cho tỉnh Tây Ninh vinh dự nhận giải thưởng này trong 2 năm liên tiếp.
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
OVN - Thành lập từ năm 2019, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp (HTX GNES) đã liên kết cùng nông dân thành lập chuỗi hợp tác sản gạo đặc sản với thương hiệu gạo Briết. Đồng thời HTX cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, phân bón, dịch vụ thu hái, bảo quản nông sản nhằm góp phần tạo ra những mặt hàng chế biến chất lượng cao.
“Festival Tôm Cà Mau 2023” và  “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long”
“Festival Tôm Cà Mau 2023” và “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long”
OVN - Nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tối ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tổ chức khai mạc sự kiện “Festival Tôm Cà Mau 2023” và “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long” với chủ đề: “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”. Sự kiện diễn ra từ ngày 9 – 13/12.
Tiền Giang: Thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao
Tiền Giang: Thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Ngày 7-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Tiền Giang họp để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. Đồng chí Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cuộc họp.
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
LNV - Trong văn hóa đãi khách của người Việt, trà và rượu từ lâu đã trở thành những nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Ở miền đất Hậu Giang hiền hòa, trên các bàn trà, mâm quả, khách phương xa cũng thường được tiếp đãi nhiều loại nông sản thơm ngon, mang dấu ấn đặc trưng của địa phương, trong đó có mãng cầu xiêm. Kết hợp những điều này, chị Lê Kim Phụng Em (quê ở huyện Long Mỹ) đã nghiên cứu, chế biến nên sản phẩm trà mãng cầu đạt chứng nhận OCOP.
Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"
Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"
OVN - Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá phong phú, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường song vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Do đó, các sở, ngành, địa phương và các chủ thể đã, đang nỗ lực để nhiều sản phẩm OCOP được “xuất ngoại”, từ đó khẳng định được vị thế, chất lượng của sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề
OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động