OCOP Hà Nội: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề
.jpg)
Ảnh minh họa
Cụ thể, huyện Ba Vì mới đây đã tổ chức đánh giá, phân hạng 54 sản phẩm OCOP của 14 chủ thể (vượt 16 sản phẩm so với kế hoạch đề ra năm 2021). Đây là những sản phẩm được huyện Ba Vì lựa chọn kỹ lưỡng, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và câu chuyện sản phẩm hay. Các sản phẩm tham gia chủ yếu là nông sản, đồ uống có thế mạnh của huyện như: Sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa bò Ba Vì, mật ong rừng, chè búp khô, bưởi, tương nếp, đồ gỗ mỹ nghệ...
.jpg)
Ảnh minh họa
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, ông Đỗ Quang Trung, Chương trình OCOP đã giúp các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của huyện được chuẩn hóa để có chất lượng tốt, mẫu mã bắt mắt hơn. Qua đó, sản phẩm khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Cùng với huyện Ba Vì, huyện Hoài Đức cũng đã đánh giá, phân hạng đợt 1 năm 2021 được 22 sản phẩm OCOP. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các đợt đánh giá, phân hạng từ nay đến cuối năm. Năm 2021, các chủ thể trên địa bàn Hoài Đức đăng ký có từ 70 đến 75 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội, ông Chu Phú Mỹ thông tin, thành phố đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ “3 sao” trở lên. Riêng năm 2021 sẽ đánh giá khoảng 400 sản phẩm.
.jpg)
Ảnh minh họa
Đến thời điểm này, Thành phố đã có 541 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã đăng ký tham gia. Trong đó, các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hà Đông, Đan Phượng, Quốc Oai, Ba Vì... đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Với kết quả như vậy, nhiều khả năng Hà Nội sẽ đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2021.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí nhận định, không chỉ bảo đảm đạt mục tiêu về số lượng, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố sẽ làm việc nghiêm túc để bảo đảm chất lượng cho mỗi sản phẩm được phân hạng, cấp sao. Chủ trương chung của Hà Nội là tuyệt đối không chạy theo thành tích, không để nợ tiêu chí khi đánh giá…
Để bảo đảm tính khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thành phố thực hiện đánh giá qua nhiều vòng. Trên cơ sở đánh giá của huyện, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội sẽ đánh giá 2 vòng. Những sản phẩm đủ minh chứng, đạt tiêu chí theo quy định, Hội đồng OCOP thành phố sẽ tổng hợp báo cáo trình UBND thành phố quyết định kết quả, cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP theo quy định... Đối với các sản phẩm tiềm năng "5 sao", thành phố sẽ báo cáo, trình Bộ NN&PTNT đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quốc gia.
Từ Khóa : OCOP Hà Nội, sản phẩm OCOP, phát triển làng nghề
Ý kiến bạn đọc

Bình Thuận đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp

Hà Giang: Mèo Vạc phát triển sản phẩm OCOP tương xứng tiềm năng

Thái Bình: Xây dựng khoai tây thành sản phẩm OCOP
.jpg)
Ninh Bình đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2024
.jpg)