Lào Cai định hướng phát triển đa dạng sản phẩm OCOP
Thứ ba, 29-11-2022 | 10:07GMT+7
OVN - Sau 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh Lào Cai. Chương trình đã tạo động lực phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản địa phương.
Lan tỏa Chương trình OCOP Lào Cai
Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần 2, đợt 1 và 2 năm 2022. Theo đó, Lào Cai đã phân hạng được 26 sản phẩm đạt 3 sao và 5 sản phẩm đạt 4 sao.
ội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai năm 2022 (Ảnh: ST)
Các sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh gồm: sản phẩm thịt trâu sấy, thịt lợn sấy của hợp tác xã thực phẩm Gia Phú, huyện Bảo Thắng; sản phẩm đông trùng hạ thảo Sa Pa khô; nấm hương hữu cơ Sa Pa và sản phẩm chuối ngự Hồng Cam của huyện Bảo Yên.
Tính đến cuối năm 2021, tỉnh Lào Cai có 123 sản phẩm OCOP được công nhận. Sau đánh giá, phân hạng đợt 2 năm 2022, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 142 sản phẩm nông sản đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 29 sản phẩm đạt 4 sao, 113 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP đều là những sản vật, đặc sản địa phương như gạo Séng cù, tương ớt Mường Khương, bưởi Múc, cá hồi Sa Pa, thịt lợn sấy, lạp xường sấy gác bếp, các loại tinh dầu sả, quế Bảo Yên, miến đao sâm, dấm táo mèo…
.jpg)
Các sản phẩm OCOP Lào Cai được xếp hạng năm 2021 (Ảnh minh họa)
Như vậy, Sau 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh Lào Cai. Chương trình đã tạo động lực phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản địa phương.Không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất, những năm qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình OCOP, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tạo động lực cho các hợp tác xã phát triển.
Lào Cai đa dạng hóa sản phẩm OCOP
Để Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương, những năm qua, tỉnh Lào Cai chú trọng vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị gắn với việc xây dựng và phát triển các làng, bản, điểm du lịch nông thôn. Đồng thời, tập trung hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp..jpg)
Lào Cai sẽ phát triển thêm ít nhất 7 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình sản phẩm OCOP (Ảnh minh họa)
Trong năm 2022, Lào Cai sẽ củng cố ít nhất 12 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiềm năng thế mạnh của các địa phương; trong đó phát triển thêm ít nhất 7 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình sản phẩm OCOP, ưu tiên HTX, Công ty Cổ phần.Lào Cai sẽ vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình sản phẩm OCOP nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý Nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của tỉnh. Ngoài ra, để đạt được các mục tiêu của Đề án, tỉnh Lào Cai sẽ xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý chương trình sản phẩm OCOP các cấp và sự hiểu biết của cộng đồng.
Ðồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn về đánh giá chất lượng sản phẩm. Tổ chức đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình sản phẩm OCOP, tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử (sàn OCOP, kết nối OCOP...).

Lào Cai định hướng đa dạng hóa sản phẩm OCOP (Ảnh minh họa)
Cùng với đó, tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ hoàn thiện 6 nhãn hiệu sở hữu trí tuệ sản phẩm tham gia chu trình sản phẩm OCOP đã được phê duyệt năm 2019 - 2020; hỗ trợ bổ sung Logo OCOP cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2022; quảng bá xúc tiến thương mại điện tử, hỗ trợ chuyển đổi số, xây dựng Website; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm OCOP…
Tiếp tục hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm được công nhận OCOP tham dự, trưng bày sản phẩm tại hội chợ OCOP thường niên tại tỉnh Quảng Ninh; hỗ trợ xây dựng Dự án điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà, TP. Lào Cai...
Bài, ảnh TH: Minh Khang
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Lào Cai định hướng phát triển đa dạng sản phẩm OCOP
Ý kiến bạn đọc

ĐắK LắK: Đồi dào tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Đề án OCOP của tỉnh Đắk Lắk xác định có 84 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó, nhóm thực phẩm có: Tiêu, Bơ, Sầu riêng, Cam, Quýt, các loại rau quả; Mật ong, Heo thịt, Cá tầm... Đây chính là những thế mạnh để địa phương này phát huy tiềm năng, thế mạnh, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp nông thôn.
Thứ bảy, 26-11-2022 | 10:23 -
0

Lệ Thủy (Quảng Bình): Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP (Chương trình OCOP) huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) ngày càng có sự định hướng và phát triển rõ rệt. Từ 7 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2020 đến nay 13 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản, huyện đang tích cực xây dựng thương hiệu, tìm hướng đầu ra cho sản phẩm OCOP mới với nhiều kỳ vọng.
Thứ bảy, 26-11-2022 | 15:20 -
0

Lâm Đồng: Sản phẩm OCOP 'đánh thức' vùng đất cao nguyên
LNV - Với các sản phẩm cà phê, mắc ca được chứng nhận OCOP, các sản phẩm nông sản trên vùng đất bazan Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) không ngừng được nâng tầm giá trị và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong, ngoài nước.
Thứ sáu, 25-11-2022 | 10:33 -
0

Bình Định tạo chuyển biến trong nông nghiệp từ sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) Bình Định phát triển rất sôi động, nhiều sản phẩm nông sản truyền thống đã đem đến niềm tin cho người tiêu dùng, tạo sự thay đổi cho bộ mặt nông nghiệp - nông thôn của địa phương.
Thứ sáu, 11-11-2022 | 14:17 -
0

Vĩnh Linh da dạng hóa sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) luôn trăn trở, đổi mới tư duy, tìm hướng đi mới cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Xuất phát từ tiềm năng lợi thế và từ thực tiễn sau hơn 30 năm kể từ ngày lập lại, huyện Vĩnh Linh đề ra một số Nghị quyết, chuyên đề cùng với các giải pháp mang tính đột phá tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ sáu, 04-11-2022 | 11:05 -
0