Kon Tum đột phá trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Thứ năm, 24-03-2022 | 15:51GMT+7
OVN - Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh của Kon Tum vẫn xây dựng được 58 sản phẩm OCOP. Các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có nhiều sáng tạo trong kết nối, tiêu thụ đưa sản phẩm OCOP, góp phần gia tăng giá trị, cải thiện cuộc sống người dân nông thôn.
Kon Tum đã xây dựng được 146 sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Mỗi xã 1 sản phẩm OCOP, năm 2021 tỉnh Kon Tum xây dựng được 58 sản phẩm OCOP với nguyên liệu chế biến sẵn có tại địa phương, trong đó nổi bật là nhóm sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh, cà phê, sâm dây, trái cây…
Giới thiệu sản phẩm OCOP tại diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum (Ảnh minh họa)
Mặc dù, trong bối cảnh khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các chủ thể của sản phẩm OCOP, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có nhiều sáng tạo trong kết nối, tiêu thụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dung, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, cải thiện cuộc sống người dân nông thôn.
Xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum nổi tiếng với sản phẩm OCOP măng le rừng sấy khô. Năm 2021 người dân trong xã khai thác, chế biến được khoảng 12 tấn măng le khô bán ra thị trường. Ngay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, sản phẩm OCOP măng le khô của xã Đăk Pxi vẫn được người tiêu dùng đón nhận.
Tại các siêu thị sản phẩm này được bán với giá 300.000 đồng/kg và dịp trước Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ mạnh nhất. Anh A Sáo, làng Kon Pao Kla cho biết, nhờ tham gia làm sản phẩm OCOP nâng cao được giá trị, người dân trong xã có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống từ đó càng thêm chăm chút cho sản phẩm của mình.

Một cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP ở thành phố Kon Tum (Ảnh minh họa)
Chị Hồ Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty CP Thương mại- Sản xuất và Dịch vụ Lâm Thịnh ở huyện Đăk Tô cho hay, doanh nghiệp đã xây dựng được sản phẩm Trà sâm dây Ngọc Linh đạt hạng 3 sao và đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất một số sản phấm khác. Để sản phẩm OCOP chinh phục người tiêu dùng, cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường, cùng với chất lượng, doanh nghiệp cũng ý thức rất rõ tính thương mại của sản phẩm.
“Tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, các sản phẩm của Công ty khi đưa sản phẩm ra thị trường đã có sức cạnh tranh thương mại khác hẳn so với trước. Đến nay, các sản phẩm OCOP của chúng tôi đã có sự thay đổi rõ rệt, tính thương mại tăng lên ít nhất 50% về sức cạnh tranh, mẫu mã bao bì cũng như chất lượng sản phẩm. Khi đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử Shopee cũng không thua kém các sản phẩm khác”, chị Oanh khẳng định.
Kon Tum đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Tính đến hết năm 2021, tỉnh Kon Tum đã xây dựng được 146 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 - 5 sao. Để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, việc kết nối thị trường tiêu thụ được quan tâm chú trọng. Ngay trên địa bàn tỉnh đã có 2 cửa hàng trưng bày giới thiệu, bán sản phẩm OCOP ở thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà đi vào hoạt động.Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhận thấy hình thức bán hàng trực tiếp bị hạn chế, các chủ thể sản phẩm OCOP đã nhanh chóng chuyển hướng sang hình thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử như kênh mua sắm Lazada, Shopee, Sendo, Tiki.
Bà Lương Thị Mỹ Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên cho biết, không thực hiện được các hoạt động xúc tiến thương mại, nên doanh nghiệp phải tìm hướng đi cho mìnhbằng việc tham gia các sàn điện tử như Tiki, Shoppe. Nhờ có các kênh này, doanh nghiệp mới tồn tại được trong giai đoạn khó khăn này.

Kon Tum đã xây dựng được 146 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 - 5 sao
Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, để đồng hành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm OCOP, đơn vị đã thực hiện tốt vai trò kết nối thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, không chỉ giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn thúc đẩy được hình thức giao dịch thương mại điện tử.
“Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ công tác chỉ đạo sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở cũng giới thiệu toàn bộ sản phẩm OCOP của tỉnh tới Bộ NN&PTNT nhằm đẩy mạnh lên các kênh thương mại điện tử, sàn giao dịch điện tử”, ông Hòa thông tin thêm.
Cùng với việc xây dựng được các sản phẩm OCOP mang đặc trưng riêng, chất lượng đảm bảo, việc các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của tỉnh Kon Tum năm vừa qua tích cực chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử đã tạo được bước đột phá tiêu thụ sản phẩm ngay giữa dịch bệnh Covid-19. Người nông dân không bị ứ đọng sản phẩm nông nghiệp, có thu nhập Tết này vẫn đảm bảo no ấm sung túc.
Bài và ảnh: Trúc Vy (TH)
Ý kiến bạn đọc
.jpg)
Huyện Chiêm Hóa phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP
OVN – Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đang được huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tích cực triển khai. Với chủ trương Mỗi xã có ít nhất một sản phẩm chủ lực tiến tới xây dựng thương hiệu, liên kết mở rộng sản xuất, các sản phẩm OCOP được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Thứ tư, 23-03-2022 | 09:45 -
0
.jpg)
Tuyên Quang: Khơi thông nguồn vốn phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm OCOP” của tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả tích cực với nhiều sản phẩm được gắn sao sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, để phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa rất cần được khơi thông nguồn vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Hợ tác xã (HTX) đầu tư, phát triển sản phẩm theo hướng gia tăng giá trị.
Thứ ba, 22-03-2022 | 11:23 -
0
.jpg)
Thái Bình đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành Đề án Mỗi xã một sản phẩm OCOP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Thứ ba, 22-03-2022 | 15:51 -
0
.jpg)
Hà Giang: Nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đặc trưng
OVN - Sau hơn năm triển khai (từ năm 2018 đến nay) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang đã đánh giá, phân hạng được 132 sản phảm, trong đó có 105 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 đến 4 sao, 2 sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đạt tiêu chuẩn 5 sao
Thứ sáu, 18-03-2022 | 16:26 -
0

Bình Thuận khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Năm 2021, tỉnh Bình Thuận công nhận 14 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, nâng số sản phẩm OCOP sau 2 năm triển khai của tỉnh này lên đến 70 sản phẩm. Bình Thuận xác định, phát triển sản phẩm OCOP là giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, 16-03-2022 | 15:25 -
0