Hà Tĩnh: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

OVN - Bước vào thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, kinh tế nông thôn Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế: Nhiều tiềm năng lợi thế sẵn có ở địa phương vẫn chưa được khai thác hiệu quả; chất lượng sản phẩm không cao, chủ yếu bán dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo; bao bì, nhãn mác chưa được quan tâm, công tác tiêu thụ còn khó khăn, thị trường tiêu thụ còn rất hẹp, thu nhập và đời sống người sản xuất còn thấp...


Xác định Chương trình Mỗi xã một sản phẩm có ý nghĩa và vai trò to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn nên Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động cả hệ thống vào cuộc quyết liệt. Tỉnh đã sớm hình thành hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều phối và đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã để thực hiện Chương trình. Công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham mưu các cấp và các chủ thể tham gia Chương trình được đẩy mạnh theo các chuyên đề chuyên sâu. Qua đó đã xây dựng nền tảng tư tưởng, tinh thần cho cộng đồng sự khát vọng vươn lên và cách làm bài bản.


Chương trình OCOP Hà Tĩnh được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn, khuyến khích thực hiện ở khu vực đô thị


Bên cạnh các cơ chế, chính sách của Trung ương, Hà Tĩnh đã ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đồng bộ, tạo động lực, dẫn dắt cho các cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng hạ tầng, công nghệ, thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu sản phẩm OCOP.
Quá trình thực hiện Chương trình, Cấp ủy, Chính quyền các cấp thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực hiện từ khâu xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị, xây dựng quy trình sản xuất,... Hàng năm, tỉnh đã tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại trực tiếp với các cơ sở, đơn vị để giải quyết các vấn đề khó, những rào cản đặc biệt là vấn đề đất đai, mặt bằng, cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho người dân sáng tạo phát triển sản xuất.


Đoàn kiểm tra, thẩm định sản phẩm OCOP làm việc tại cơ sở sản xuất nước mắm Nhất Ninh (thị xã Kỳ Anh).


Đến nay, sau gần ba năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Các chủ thể tham gia Chương trình đã được nâng lên về nhận thức, năng lực sản xuất, nhất là về quản trị kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường... Nhiều cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp nhà xưởng, hệ thống máy móc, trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đến hết năm 2020, Hà Tĩnh đã có 159 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 152 sản phẩm 3 sao, 7 sản phẩm 4 sao và dự kiến cuối năm 2021, có thêm 70-80 sản phẩm đạt chuẩn OCOP . Các sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Thời gian vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng hầu hết các sản phẩm đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng từ 20-30%/năm, có sản phẩm tăng hơn 3-4 lần. Nhiều sản phẩm trước đây chỉ có trong làng, xã nay đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước...

Hà Tĩnh cũng đã sớm triển khai thực hiện chuyển đổi số trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm với mục tiêu số hoá toàn diện từ việc hiện đại hoá công tác quản lý nhà nước; phát triển kinh tế số sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm bằng công nghệ Blockchain và đến nay đã có gần 70 cơ sở OCOP tham gia thực hiện.


Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của người dân, người sản xuất từ chỗ "thụ động, trông chờ, ỷ lại" sang "tự lực, tự chủ, sáng tạo" và đã khơi dậy được khát vọng vươn lên làm giàu; đã biến những người nông dân tự ti thành những Chủ cơ sở sản xuất đầy tự tin, sáng tạo. Đến nay, có thể khẳng định rằng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã có một sức lan tỏa mạnh mẽ, đã khơi dậy sự tự tin, sáng tạo trong cộng đồng, đã được kết quả làm nền tảng quan trọng và là làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn.

Kết quả đạt được là rất lớn, tuy vậy so với yêu cầu thì vẫn còn nhiều vấn đề trăn trở cần phải nỗ lực khắc phục và làm tốt, cụ thể như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu, chưa thấy được lợi ích, ý nghĩa to lớn, chiến lược của Chương trình OCOP mang lại; công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn cần được quan tâm; phần lớn các cơ sở có quy mô còn nhỏ, năng lực quản trị yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; nếp nghĩ, cách làm cũ, tư tưởng trông chờ ỷ lại vẫn còn; đội ngũ tư vấn chủ yếu là chuyên ngành hẹp, chất lượng tư vấn chưa cao; sự tham gia hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm chế biến, chế biến sâu chưa nhiều, chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong việc phát triển sản phẩm OCOP...

Để Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tiếp tục có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thật sự làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn, là sinh kế của người dân nông thôn; khai thác tối đa các tiềm năng lợi thế từ nguồn tài nguyên, lao động, công nghệ truyền thống của địa phương, nhanh chóng nâng cao đời sống người dân, Hà Tĩnh tiếp tục xác định thực hiện Chương trình với phương châm "CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG - TƯ TƯỞNG THÔNG - HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT"; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt đến tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Cấp ủy, Chính quyền các cấp nhất là người đứng đầu cần xác định trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng, hãy dành những quan tâm chỉ đạo sâu sát, động viên cổ vũ cộng đồng và ưu tiên nguồn lực để thực hiện Chương trình một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản; quan tâm cao công tác quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, tăng cường công tác quản lý thực hiện Chương trình, nhất là việc kiểm tra, hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo niềm tin, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP trong lòng người tiêu dùng.

Giai đoạn 2021-2025, Hà Tĩnh rất vinh dự được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng tỉnh nông thôn mới, trong đó chúng tôi tiếp tục khẳng định vai trò của Chương trình OCOP sẽ là trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân góp phần xây dựng thành công tỉnh nông thôn mới.

Nguyễn Hữu Dực,
Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới
Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản
OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới
OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
Bạc Liêu: Phấn đấu có thêm 20 sản phẩm OCOP năm 2024
OVN - Trong năm 2024, tỉnhBạc Liêu phấn đấu có thêm 20 sản phẩm mới được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể đầu tư nâng cấp trang thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất, áp dụng quy trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối
OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn
OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.

Tin khác

Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
Yên Bái: Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng
OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao
OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
Chuyển đổi số giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN - Thanh Hóa hiện có 464 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 56 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao. Để sản phẩm OCOP đến với đông đảo người tiêu dùng, ngoài bán hàng qua kênh truyền thống, các chủ thể OCOP còn tích cực giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm trên các ứng dụng nền tảng số.
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
Các cơ sở OCOP tất bật sản xuất hàng Tết
OVN - Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất (CSSX), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị hàng Tết để cung ứng cho thị trường. Tại các cơ sở có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, không khí sản xuất càng thêm nhộn nhịp...
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
Chứng nhận 26 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 của tỉnh Cà Mau
OVN - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.
Hà Nội: Thanh Trì nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
Hà Nội: Thanh Trì nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP
LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Trung ương và Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020, 2021-2025, UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã xây dựng các Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.
Liên kết nâng giá trị sản phẩm OCOP
Liên kết nâng giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực và sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
Tây Ninh: Chủ thể OCOP được vinh danh tại lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023
Tây Ninh: Chủ thể OCOP được vinh danh tại lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023
OVN - Ngày 17/12/2023, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Thăng Long 2023 lần thứ 21 tại Nhà hát Lớn thủ đô. Trong đó, Công ty TNHH Loan Phát Huy là đơn vị đại diện cho tỉnh Tây Ninh vinh dự nhận giải thưởng này trong 2 năm liên tiếp.
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
Gian nan canh tác gạo lứt đen Đắk Lắk
OVN - Thành lập từ năm 2019, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp (HTX GNES) đã liên kết cùng nông dân thành lập chuỗi hợp tác sản gạo đặc sản với thương hiệu gạo Briết. Đồng thời HTX cũng chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, phân bón, dịch vụ thu hái, bảo quản nông sản nhằm góp phần tạo ra những mặt hàng chế biến chất lượng cao.
“Festival Tôm Cà Mau 2023” và  “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long”
“Festival Tôm Cà Mau 2023” và “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long”
OVN - Nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tối ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tổ chức khai mạc sự kiện “Festival Tôm Cà Mau 2023” và “Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long” với chủ đề: “Liên kết cùng phát triển - Cà Mau 2023”. Sự kiện diễn ra từ ngày 9 – 13/12.
Tiền Giang: Thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao
Tiền Giang: Thêm 5 sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Ngày 7-12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Tiền Giang họp để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023. Đồng chí Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cuộc họp.
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
Hậu Giang: Đậm đà hương vị trà mãng cầu Phụng Phát
LNV - Trong văn hóa đãi khách của người Việt, trà và rượu từ lâu đã trở thành những nét đẹp truyền thống không thể thiếu. Ở miền đất Hậu Giang hiền hòa, trên các bàn trà, mâm quả, khách phương xa cũng thường được tiếp đãi nhiều loại nông sản thơm ngon, mang dấu ấn đặc trưng của địa phương, trong đó có mãng cầu xiêm. Kết hợp những điều này, chị Lê Kim Phụng Em (quê ở huyện Long Mỹ) đã nghiên cứu, chế biến nên sản phẩm trà mãng cầu đạt chứng nhận OCOP.
Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"
Thanh Hoá: Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP "xuất ngoại"
OVN - Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá phong phú, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường song vẫn chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu. Do đó, các sở, ngành, địa phương và các chủ thể đã, đang nỗ lực để nhiều sản phẩm OCOP được “xuất ngoại”, từ đó khẳng định được vị thế, chất lượng của sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề
Hà Nội: Sản phẩm OCOP - Nâng cao giá trị nông sản, làng nghề
OVN - Hà Nội có lợi thế rất lớn trong phát triển sản phẩm OCOP. Trên nền tảng văn hóa lâu đời với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong đánh giá, phân hạng sản phẩm.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động