Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
Thứ bảy, 16-07-2022 | 13:57GMT+7
OVN - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện đồng loạt trên cả nước, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, sức lan tỏa sâu rộng của Chương trình NTM còn được thể hiện qua Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm – OCOP” góp phần phát triển kinh tế nông thôn và các làng nghề truyền thống.
Hà Nội gắn OCOP với xây dựng nông thôn mới
Chương trình OCOP của Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu là phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn, từ đó thực hiện tốt các tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc giavề xây dựng nông thôn mới.
Tính đến hết năm 2021, Hà Nội đã có 595 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã được đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND Thành phố quyết định công nhận sản phẩm OCOP.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Xây dựng NTM Hà Nội, Hà Nội Là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước được chọn thí điểm triển khai chương trình OCOP. Tính đến cuối năm 2021, Thành phố Hà Nội có 382 xã đã về đích NTM, 12 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM, 47 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình OCOP, Hà Nội đã xác định rõ phải gắn Chương trình “xây dựng mỗi xã một sản phẩm” với việc xây dựng NTM. Thành ủy, UBND Thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp- phát triển nông thôn tiến hành khảo sát thực tế tại các quận huyện, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai.
Theo 6 nhóm tiêu chí đánh giá, Hà Nội là địa phương có dư địa để phát triển sản phẩm OCOP vì trên địa bàn toàn thành phố có 1.350 làng có nghề, hơn 1.000 hợp tác xã, 160 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, 140 mô hình chuỗi liên kết và có trên 10.000 sản phẩm nông sản đã được cấp mã QR Code. Đây là những điều kiện thuận lợi, nhưng trong quá trình triển khai cũng gặp phải không ít khó khăn, trong đó đặc biệt là vấn đề về nguồn vốn và việc bùng phát dịch Covid-19, khiến nông sản đến thời vụ thu hoạch khó tiêu thụ, giá thấp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng lòng của người dân, song song tập trung cho công tác phòng, chống dịch, tích cực xây dựng NTM, Hà Nội đã có nhiều giải pháp để không đứt gãy các chuỗi nông sản, bảo đảm “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, trong đó có các sản phẩm OCOP.
Hà Nội tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP
Thời gian qua, Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc biệt trên kênh thương mại điện tử, áp dụng chuyển đổi số, với hàng loạt sự kiện Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội, Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn. Các mô hình kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên nền tảng kỹ thuật số đã giúp các chủ thể sản xuất kinh doanh, tiếp thị, quảng bá tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19.
Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Nhờ triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, hơn 80% sản phẩm OCOP của Hà Nội trong thời kỳ dịch Covid-19 đều phát triển tốt. Đặc biệt là nhóm nông sản thực phẩm, sản phẩm tươi và sản phẩm nông sản chế biến đã từng bước khẳng định được chỗ đững vững chắc trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hà Nội đã trở thành địa phương đi đầu cả nước về số lượng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Qua 2 năm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Thành phố Hà Nội có 1.054 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 4 sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 731 sản phẩm 4 sao, 306 sản phẩm 3 sao. 1054 sản phẩm này là của 74 Doanh nghiệp, 82 hợp tác xã và 99 hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết tạo việc làm được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn.
.jpg)
Thành phố Hà Nội có 1.054 sản phẩm được công nhận OCOP
Trong năm 2022, trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, Thành phố cũng đã đề ra những giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra của Chương trình. Bên cạnh việc tuyên truyền, tăng cường hỗ trợ, kiểm tra, giám sát thực hiện, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM, Chương trình OCOP các cấp, từ cán bộ huyện, thị xã tới lãnh đạo các xã, thôn phù hợp với tình hình mới và cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
Hà Nội cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm và sử dụng.
Có thể thấy, Hà Nội đã đạt được hiệu quả trong việc gắn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP với việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn ở các huyện ngoại thành. Tỷ lệ hộ khá và giàu ngày càng nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ngày càng giảm mạnh. Với nỗ lực, quyết tâm và giải pháp đồng bộ, tin tưởng rằng Hà Nội sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần hiệu quả và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Bài, ảnh TH: Kiệt Vũ
Tính đến hết năm 2021, Hà Nội đã có 595 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã được đánh giá, phân hạng đủ điều kiện trình UBND Thành phố quyết định công nhận sản phẩm OCOP.Từ Khóa : OCOP Vieeth Nam, Hà Nội: Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
Ý kiến bạn đọc
.jpg)
Phát triển sản phẩm OCOP tạo động lực xây dựng nông thôn mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đang được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nỗ lực triển khai nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang lợi thế vùng miền, tạo động lực cho các địa phương xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thứ sáu, 15-07-2022 | 09:03 -
0

Bắc Ninh: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị
OVN - Xác định mục tiêu Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, tỉnh Bắc Ninh đã và đang có nhiều giải pháp hiệu quả nhằm phát triển bền vững sản phẩm OCOP.
Thứ ba, 12-07-2022 | 14:34 -
0

Yên Lập - Phú Thọ: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP lâu dài, ổn định
OVN – Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, những năm qua, huyện Yên Lập hiện rất chú trọng nâng cao chất lượng, lợi thế, thương hiệu vùng miền, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững...
Thứ hai, 11-07-2022 | 10:10 -
0

Đặc sắc các hoạt động văn hóa chào mừng năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam 2022
OVN - Chào mừng năm Du lịch Quốc gia Quảng Nam 2022 với chủ đề "Quảng Nam - điểm đến du lịch xanh", Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm "Không gian Di sản văn hóa Việt Nam".
Thứ ba, 05-07-2022 | 16:11 -
0

Quảng Ninh: Nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP
OVN - Để tiếp tục nâng tầm cho các sản phẩm OCOP, các tổ chức, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang tích cực quan tâm đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã đẹp sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Thứ tư, 29-06-2022 | 10:49 -
0