Hà Nội: Khám phá Lễ hội truyền thống làng nghề Phú Thượng
Thứ hai, 30-01-2023 | 18:59GMT+7
OVN - Từ mùng 8 đến mùng 11 tháng Giêng hàng năm, hòa cùng không khí Tết đang ngập tràn trên khắp các tỉnh thành trên cả nước Việt Nam, người dân làng Phú Gia thuộc phường Phú THượng (quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội) lại nô nức chuẩn bị cho ngày khai hội đình làng Phú Gia. Trong dịp này, nhiều hoạt động đã được tổ chức thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.
Ấn tượng lễ hội thổi xôi làng Phú Thượng
Phú Thượng là địa phương có bề dày lịch sử của quận Tây Hồ với nhiều đặc sắc văn hoá, trong đó lễ hội xôi là một lễ hội văn hóa truyền thống phản ánh ước vọng của người dân về một cuộc sống no đủ, sung túc được duy trì hàng năm.
Xôi Phú Thượng mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội thanh lịch (Ảnh: HNM)
Làng nghề xôi Phú Thượng được hình thành và phát triển qua hàng thế kỷ. Nhờ dòng nước mát và phù sa cổ màu mỡ của dòng Nhị Hà mà Phú Thượng xưa có cánh đồng lúa trù phú, phì nhiêu. Mỗi khi vào mùa, hương lúa thơm ngát triền đê sông Hồng… Từ những cánh đồng màu mỡ này, người dân Phú Thượng trồng được hai loại gạo thượng hạng là nếp cái hoa vàng và nếp dâu keo để đồ xôi. Cứ vào lúc chiều muộn hay sáng sớm, chỉ đến đầu làng Gạ (Kẻ Gạ, tức làng Phú Gia nằm bên bờ Nam sông Hồng, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), đã thấy hương xôi nếp lan tỏa khắp làng trên xóm dưới.
Trải qua quá trình lao động cần cù, sáng tạo, đến nay người dân làng Gạ nói riêng và Nhân dân phường Phú Thượng nói chung đã tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề. Xuất phát từ niềm đam mê và tình yêu nghề, các nghệ nhân rất công phu từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến để tạo ra thành phẩm xôi Phú Thượng bóng, no tròn, dẻo ngon mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội thanh lịch.

Làng xôi Phú Thượng nổi tiếng với các loại xôi vừng dừa, xôi xéo, xôi lạc, xôi vò, xôi ngô, xôi ngũ sắc… (Ảnh: HNM)
Xôi Phú Thượng ngày càng phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ nâng cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Trước đây, xôi Phú Thượng chủ yếu là đậu xanh và xôi gấc thì ngày nay, xôi Phú Thượng đã phong phú hơn với những loại mới phục vụ thị hiếu ngày càng tinh tế của thực khách như: Xôi vừng dừa, xôi xéo, xôi lạc, xôi vò, xôi ngô, xôi ngũ sắc…
Sản phẩm xôi Phú Thượng được quảng bá thông qua các hội chợ, triển lãm du lịch. Đặc biệt, xôi Phú Thượng được lựa chọn là 1 trong 9 món ăn của Thủ đô Hà Nội phục vụ tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, qua đó góp phần từng bước khẳng định thương hiệu của làng nghề xôi Phú Thượng đến thị trường trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, ngày 18/2/2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định số 11816/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Xôi Phú Thượng.
Đặc sắc lễ hội đình Phú Gia
Lễ hội đình Phú Gia tại phường Phú Thượng mang ý nghĩa văn hóa tâm linh sâu sắc, gợi nhắc con cháu nhớ về cội nguồn của truyền thống ông cha, tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công mở mang bờ cõi, có công khai làng, lập ấp mang lại cuộc sống ổn định và ấm no cho nhân dân. Ngoài ra, Lễ hội đình Phú Gia còn để tưởng nhớ Thành hoàng làng Trần Khai Nguyên - vị tướng tài ba dưới thời vua Hùng Vương đời thứ 6 đã góp công đánh giặc giữ nước
Theo thông lệ hằng năm đến ngày 8/1 (âm lịch), người dân trong làng Phú Gia lại mở hội để tưởng nhớ tới Ngài, đây là nét văn hóa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Lễ hội đền Phú Gia bao gồm các nghi thức: Lễ tế thần, Dâng hương rước kiệu, thổi xôi, ca hát, đấu võ, chọi gà… Lễ mở cửa bắt đầu từ sáng sớm ngày 8/1, các cụ ông trong đội tế lễ làm lễ Bao Sái (lau tượng).
Từ lúc 7:00 ngày 9/1(âm lịch), sẽ diễn ra Lễ rước nước với màn dâng lễ được thực hiện với sự tham gia của các cụ ông, cụ bà trong trang phục lễ hội truyền thống cùng người dân trong vùng và du khách thập phương đổ về dự Lễ hội đình Phú Gia. Nghi lễ rước nước từ đình Phú Gia xuống bến được tiến hành ngay sau đó.
.jpg)
Thực hiện các nghi thức của lễ rước nước (Ảnh: VCĐ)

Chèo thuyền ra giữa sông Hồng để lấy nước nằm trong nghi thức lễ rước nước tại lễ hội (Ảnh: VCĐ)
Đoàn rước nước bao gồm: đội múa rồng, đội đánh trống, đánh chiêng, đội cầm vũ khí sẽ cầm gươm hầu, bát bửu, chấp kích; đội khiêng chĩnh (chóe) để đựng nước; 2 đội nhạc lễ: bát âm, đồng văn (trống); đội cấm vệ quân hầu Thánh sẽ lần lượt xuống thuyền, rồi từ từ chèo ra giữa sông Hồng để lấy nước. Biểu dương sức mạnh đoàn kết làng xã, sự gắn kết tình cảm cộng đồng, biểu hiện ước muốn cầu mùa, cầu nước, cầu nhân khang vật thịnh, phong đăng hòa cốc, mong cầu quốc thới dân an.
Ngày 10/1 (âm lịch) chính thức là ngày bước vào Lễ hội đình Phú Gia, từ 6:00 sáng chiêng trống đã nổi lên báo hiệu lễ hội đã bắt đầu, các đoàn đại biểu và nhân dân trong vùng cùng vào dâng hương lễ bái. Sau đó đến đội tế chính của làng bao gồm 8 người mặc áo xanh, người chủ tế sẽ đeo “Bối tử” và chân đi hia. Nghi lễ ở Lễ hội đình Phú Gia được diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính trong tiếng nhạc bát âm gồm ba “chầu tế” dâng hương, dâng rượu và dâng trà để tế Nhập tịch.

Lễ hội đình Phú Gia, người dân và du khách được tham gia phần lễ, chơi vui hết mình ở phần hội (Ảnh: HNM)
Chiều bắt đầu từ 14:00, các đội dâng hương nữ sẽ tổ chức các nghi lễ: tuần hương, rượu, trà, sau đó người dân trong vùng và khách thập phương vào tế lễ Thánh. Lễ tế buổi tối sẽ bắt đầu từ 20:00 là buổi lễ tế cuối cùng được đánh giá rất quan trọng, đó là Lễ đêm trung diễn ra trong không khí trang nghiêm do đội tế nam đảm nhiệm. Sau phần lễ sẽ đến phần hội giúp người dân cùng hòa mình vui chơi giải trí với các trò chơi dân gian như: diễn xướng văn nghệ tạo lên không khí sôi động, hát chèo, hát quan họ, diễn các tích cổ, chọi gà, đánh cờ bỏ.
Ngày 11/1 (âm lịch) ngày cuối cùng của Lễ hội đình Phú Gia, buổi sáng dân làng, du khách và các đội tế tập trung tại sân đình Phú Gia để cùng chứng kiến Lễ tế hạ hội chính thức khép lại Lễ hội đình Phú Gia. Trong khi tham dự Lễ hội đình Phú Gia, du khách được tham gia phần lễ, chơi vui hết mình ở phần hội và ở đây còn kết hợp quảng bá đặc sản làng quê như chè xôi, bánh đa kê, bánh trôi bánh chay và một số bánh truyền thống của làng nghề Phú Thượng.
Bài và ảnh TH: Kiệt Vũ
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Hà Nội: Khám phá Lễ hội truyền thống làng Phú Thượng
Ý kiến bạn đọc

Thành phố Bắc Kạn đa dạng sản phẩm OCOP từ lợi thế địa phương
OVN - Phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở địa phương, thành phố Bắc Kạn đang chú trọng thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. Nhờ đó, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân phát triển. thành phố Bắc Kạn cũng tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ sáu, 20-01-2023 | 23:03 -
0
.jpg)
Ninh Bình:Gia tăng giá trị sản phẩm từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP
Những năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình cũng là giải pháp quan trọng để các xã hoàn thành, nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới các mức.
Thứ sáu, 20-01-2023 | 14:30 -
0
.jpg)
Thanh Hóa: Phát triển mạnh các chuỗi sản xuất sản phẩm OCOP
ovn - Sau gần 4 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Thanh Hóa đã từng bước tạo thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ lợi thế của các địa phương và xây dựng, phát triển hàng trăm chuỗi giá trị trong sản xuất, đưa các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
Chủ nhật, 15-01-2023 | 12:25 -
0

Yên Bái: Mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương qua thương mại điện tử
OVN - Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh nói riêng, góp phần vào công cuộc hội nhập, phát triển kinh tế số trên cả nước nói chung trong năm 2022, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu đưa 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao của tỉnh lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngay trong tháng 06/2022.
Thứ bảy, 14-01-2023 | 14:29 -
0