Hà Nội dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp và Chương trình OCOP
Thứ năm, 12-01-2023 | 15:13GMT+7
OVN - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, năm 2022, tốc độ tăng trưởng (GRDP) nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 trên địa bàn Thành phố ước tăng 2,58% so cùng kỳ. Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thành phố là địa phương đứng đầu cả về số lượng và chất lượng OCOP với 1.649 sản phẩm.
Ngày 11/01, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2022, ngành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Đến nay, toàn Thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điển hình như: Mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng); Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng); Nhà máy sản xuất nấm kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kimoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức); Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội...
Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thành phố Hà Nội là địa phương đứng đầu cả về số lượng và chất lượng OCOP với 1.649 sản phẩm, trong đó, có 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Đặc biệt, trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động liên kết, kết nối thị trường, bảo đảm nguồn nông sản, thực phẩm cho người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá, ngoài sự chuyển dịch, ứng dụng công nghệ cao đã giúp ngành Nông nghiệp tăng trưởng đạt mục tiêu và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Thủ đô.
Nhấn mạnh đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị ngành Nông nghiệp Thủ đô cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất, tập trung phát triển các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ; hình thành các kênh phân phối; phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp du lịch.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã thừa ủy quyền tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể, 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2017 - 2021, góp phần vào xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố năm 2022 cho 2 cá nhân; tặng Cờ thi đua cho 3 tập thể; tặng danh hiệu tập thể xuất sắc cho 27 tập thể; tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho 16 tập thể, 18 cá nhân có thành tích xuất sắc.../.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã thừa ủy quyền tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể, 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2017 - 2021
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, năm 2022, tốc độ tăng trưởng (GRDP) nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 trên địa bàn Thành phố ước tăng 2,58% so cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước năm 2022 (theo giá so sánh) đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng, tăng 2,61% so với năm trước; giá trị sản xuất trồng trọt đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng 2,77%; giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 19 nghìn tỷ đồng, tăng 2,49%; giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp đạt hơn 875 tỷ đồng, tăng 1,9%.
Năm 2022, ngành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Đến nay, toàn Thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điển hình như: Mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng); Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý (huyện Đan Phượng); Nhà máy sản xuất nấm kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kimoko Thanh Cao (huyện Mỹ Đức); Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội...

Ngành Nông nghiệp Thủ đô cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất (Ảnh: MH)
Về xây dựng nông thôn mới, Thành phố Hà Nội có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, còn 3 huyện đăng ký hoàn thành trong năm 2022, gồm các huyện: Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức. Trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt được kết quả tích cực, qua kết quả rà soát của các huyện, thị xã vào đầu tháng 12/2022, có 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.Về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thành phố Hà Nội là địa phương đứng đầu cả về số lượng và chất lượng OCOP với 1.649 sản phẩm, trong đó, có 4 sản phẩm 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Đặc biệt, trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động liên kết, kết nối thị trường, bảo đảm nguồn nông sản, thực phẩm cho người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận.

Hà Nội là địa phương đứng đầu cả về phát triển nông nghiệp và sản phẩm OCOP với 1.649 sản phẩm
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá, ngoài sự chuyển dịch, ứng dụng công nghệ cao đã giúp ngành Nông nghiệp tăng trưởng đạt mục tiêu và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Thủ đô.
Nhấn mạnh đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị ngành Nông nghiệp Thủ đô cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất, tập trung phát triển các chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ; hình thành các kênh phân phối; phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp du lịch.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã thừa ủy quyền tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 1 tập thể, 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2017 - 2021, góp phần vào xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố năm 2022 cho 2 cá nhân; tặng Cờ thi đua cho 3 tập thể; tặng danh hiệu tập thể xuất sắc cho 27 tập thể; tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho 16 tập thể, 18 cá nhân có thành tích xuất sắc.../.
bài và ảnh TH: Khang Vũ
Ý kiến bạn đọc

Bắc Ninh: Sức lan tỏa từ Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh
OVN - Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự quan tâm hưởng ứng của các cấp, ngành và các chủ thể, tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng tốt, được thị trường đón nhận, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Thứ sáu, 06-01-2023 | 12:55 -
0

Hà Nội khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Phúc Thọ
OVN - Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phúc Thọ tổ chức khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại Siêu thị mini Phương Linh (thôn 5, xã Vân Phúc, Phúc Thọ, Hà Nội).
Thứ sáu, 30-12-2022 | 16:11 -
0

Quảng Trị: Vĩnh Linh đa dạng hóa sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) luôn trăn trở, đổi mới tư duy, tìm hướng đi mới. Xuất phát từ tiềm năng lợi thế và thực tiễn sau hơn 30 năm kể từ ngày tái lập, huyện Vĩnh Linh đã có một số Nghị quyết Chuyên đề đưa ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, nổi bật trong đó như Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Thứ ba, 13-12-2022 | 15:50 -
0
.jpg)
An Giang: Khởi nghiệp từ đặc sản miền biên giới
OVN - Lập nghiệp từ đặc sản địa phương là lựa chọn không còn hiếm ở giới trẻ ngày nay. Song con đường ấy khá mạo hiểm, đòi hỏi không chỉ sự cố gắng mà còn cả tình yêu với quê hương và một bạn trẻ 9X ở An Giang đã bắt đầu hành trình khởi nghiệp với một tình yêu như thế…
Thứ hai, 05-12-2022 | 14:24 -
0

Lào Cai định hướng phát triển đa dạng sản phẩm OCOP
OVN - Sau 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh Lào Cai. Chương trình đã tạo động lực phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản địa phương.
Thứ ba, 29-11-2022 | 10:07 -
0