Trang chủ / Hành trình Ocop / Doanh nghiệp Cần Thơ: Đẩy mạnh đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp Cần Thơ: Đẩy mạnh đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Vùng nuôi trồng nguyên liệu thủy sản của PHAM NGHIA FOOD tại Cần Thơ
Khi đổ về vùng cực nam nước ta, nhánh sông này chia thành hai phân lưu là Tiền Giang và Hậu Giang, đồng thời tạo nên hàng trăm sông nhỏ, kết nối lưu thông cùng nhiều con rạch, mương, ngòi,… qua đó hình thành vùng châu thổ trù phú, tài nguyên khoáng sản đa dạng, cung cấp lượng nước sinh hoạt dồi dào. Song song cùng điều kiện tưới tiêu và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thuận lợi, hằng năm, cứ độ tháng 8 - 9 dương lịch, tức thời điểm âm lịch “tháng bảy nước nhảy lên bờ”, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long lại đối mặt trước tình trạng ngập lụt, xâm thực mặn kéo dài.
Các sản phẩm thủy sản của PHAM NGHIA FOOD nhận đánh giá OCOP 4 sao Cần Thơ năm 2021
Theo nghiên cứu của Đài Khí tượng Thủy văn TP. Cần Thơ, thời điểm cuối năm 2021, cơ quan chức năng từng cảnh báo về rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi ghi nhận đỉnh triều cường cao nhất trong tháng 11/2021 đạt 2,06m (tức vượt mức báo động 3). Nước sông dâng cao khiến các vùng trũng, địa hình thấp ngập nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và lưu thông tại địa phương. Ngoài ra, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cũng cho biết, mực nước sông vùng Tây Nam Bộ đang không ngừng dâng lên, nhiều vùng ven có thể đạt ngưỡng báo động cấp 2 hoặc 3 trong thời gian tới.Tuy nhiên, sau nhiều năm “sống chung với lũ”, người dân miền Tây Nam Bộ nói chung, cũng như Cần Thơ nói riêng, đã thích nghi linh hoạt, xây dựng nhà cửa, khu sản xuất thủy sản kiên cố, chuyển đổi mô hình nuôi trồng phù hợp, đảm bảo khai thác tối đa nguồn lợi thiên nhiên.
Ông Phạm Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Phạm Nghĩa (PHAM NGHIA FOOD) cho biết, Cần Thơ từ lâu vốn nổi tiếng là miền sông nước có nhiều đặc sản phong phú. Trong đó, cá thát lát sớm trở thành mặt hàng đặc trưng của tỉnh, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế yêu thích, lựa chọn. Dẫu vậy, sản phẩm tuy tiềm năng nhưng chất lượng sau thu hoạch chưa đồng đều, cách chế biến thủ công không mang lại giá trị kinh tế cao, thêm phần địa phương thường xuyên xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn khiến công việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất cập, thiếu ổn định.
.jpg)
Các sản phẩm thủy sản của PHAM NGHIA FOOD nhận đánh giá OCOP 4 sao Cần Thơ năm 2021
PHAM NGHIA FOOD mạnh dạn đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản riêng, chủ động cập nhật kiến thức, giúp người dân ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ chăm sóc ao đìa, kiểm tra chất lượng con giống. Đặc biệt phải kể đến vùng nuôi trồng thủy sản chuyên biệt theo tiêu chuẩn VietGAP và vùng nuôi thủy sản đạt chuẩn quốc tế Global GAP tại huyện Thới Lai, tỉnh Cần Thơ.Nguồn nguyên liệu ổn định về sản lượng và chất lượng thủy sản đã tạo tiền đề vững chắc để doanh nghiệp đảm bảo thu nhập cho người dân Cần Thơ, tháo gỡ mối lo thiên tai ngập mặn, yên tâm cải thiện đời sống. Ngoài ra, các cơ quan ban ngành tỉnh Cần Thơ đã tích cực tạo điều kiện, hỗ trợ công ty quảng bá sản phẩm trên nhiều hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn như Bách Hóa Xanh, Big C (GO), LOTTE Mart, Co.opmart, Mega Market, Vinmart, Aeon Mall, Emart, Kingfood, Homefarm,… tại Cần Thơ và cả nước.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ
Đặc biệt, không thể không kể đến việc công nhận OCOP 4 sao từ hội đồng thẩm định UBND tỉnh Cần Thơ với mặt hàng chả cá thát lát, chả cát thát lát tươi 99,9%, cá thát lát rút xương kim sa trong năm 2021. Được biết, trước khi đạt chứng nhận này, cá thát lát rút xương kim sa từng được Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc (KVIP) đánh giá là sản phẩm ươm tạo tiêu biểu năm 2017. Hiện nay, cá thát lát Phạm Nghĩa đã có mặt tại thị trường Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ,… Dự kiến trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, Thái Lan, Thuỵ Điển.
Cũng trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, lưu lượng nước biển dâng cao và gia tăng sử dụng nước tại thượng nguồn Mêkông khiến lũ lớn giảm đi đáng kể nhưng tình trạng xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn. Quá trình trên biến đổi hệ sinh thái, dẫn đến hạn hán, ngập mặn, thiếu nước ngọt sản xuất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn được ban chỉ đạo đề ra, PHAM NGHIA FOOD hy vọng định hướng xây dựng vùng nuôi trồng riêng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ thiếu nguồn nước sạch phục vụ hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Website: www.phamnghia.vn
Address: 79T Nguyễn Văn Quy, KV. Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ, Việt Nam
Hotline: 0939.312.612
Email: pnfoodjsc@gmail.com
Nguyễn Kha
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Doanh nghiệp Cần Thơ: Đẩy mạnh đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản
Ý kiến bạn đọc

Khánh Hòa: Ổn định thu nhập nhờ nghề trồng rong nho
.jpg)
Điện Biên nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP thế mạnh

Trà Vinh: Phát triển sản phẩm OCOP gia tăng giá trị nông sản
.jpg)
Xây dựng yến sào trở thành sản phẩm OCOP – Hướng đi đột phá ở Chư Sê
.jpg)