Điện Biên nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP thế mạnh
Thứ tư, 06-04-2022 | 10:39GMT+7
OVN – Sau một thời gian thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, đã có nhiều sản phẩm truyền thống, đặc trưng của tỉnh Điện Biên khẳng định lợi thế trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Ðây là kết quả của việc nỗ lực nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh này.
Điện Biên có thêm 9 sản phẩm OCOP
Năm 2021, toàn tỉnh Điện Biên có thêm 9 sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận, phân hạng lên 44 sản phẩm. Để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chí OCOP, Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu.
Một số sản phẩm OCOP của Điện Biên
Điện Biên cũng tích cực, hỗ trợ về khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP và năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất; tư vấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP và đăng ký bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn hàng hóa...
Địa phương nổi bật trong thực hiện Cương trình OCOP của Điện Biên phải kể đến huyện Điện Biên Đông. Với tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, huyện này xác định không nóng vội mà phải bền bỉ và thực hiện theo chu trình để thúc đẩy sự sáng tạo của người dân xác định khi thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Trong quá trình thực hiện, huyện thành lập đoàn kiểm tra, hướng dẫn các xã, chủ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; huy động tối đa các nguồn lực thực hiện chương trình. Từ năm 2019 đến nay, huyện đã huy động được gần 1 tỷ đồng thực hiện các nội dung như tư vấn cho các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP cấp huyện.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP Điện Biên
Đồng thời, hỗ trợ 1 chủ thể về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm: Bí xanh Tìa Dình, khoai sọ Phì Nhừ, lạc đỏ Na Son, thịt lợn khô. Bên cạnh đó, hỗ trợ in tem truy xuất nguồn gốc cho các chủ thể có sản phẩm OCOP đạt sao cấp tỉnh.
Nâng tầm thương hiệu OCOP Điện Biên
Ông Nguyễn Trọng Huế, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên Đông, cho biết: “Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm OCOP đã đạt 3 sao, mở rộng diện tích cũng như hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, thực hiện công tác xúc tiến thương mại, bao tiêu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh để làm sao mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.”
Mật ong hoa Ban - sản phẩm OCOP Điện Biên đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Để trợ lực cho các địa phương, chủ thể tham gia Chương trình OCOP, hàng năm tỉnh Điện Biên đều phân bổ kinh phí với mục tiêu khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo chuỗi giá trị bền vững.
“Năm 2022, chúng tôi đã trình một đề án phát triển làng nghề gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, đây là đề án mang tính chiến lược, mà người dân cùng tham gia phát triển các sản phẩm gắn với làng nghề hướng tới sản phẩm du lịch.” - ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hải, mục tiêu của tỉnh đến năm 2025 là nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt sao và phát triển các sản phẩm OCOP mới, có ít nhất 90 - 100 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao cấp tỉnh; có 5 - 7 sản phẩm OCOP tiềm năng đạt 5 sao cấp quốc gia; đảm bảo 100% sản phẩm OCOP được truy xuất nguồn gốc.
Do vậy, trong thời gian tới, Điện Biên sẽ tiếp tục hỗ trợ về cơ chế, chính sách; huy động, lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ, bên cạnh đó đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối quảng bá thương hiệu sản phẩm; tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước để sản phẩm OCOP được giới thiệu rộng hơn tại các thị trường ngoài tỉnh.
Bài, ảnh TH: An Khê
Ý kiến bạn đọc

Trà Vinh: Phát triển sản phẩm OCOP gia tăng giá trị nông sản
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn tỉnh |Trà Vinh theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp tác động tích cực đến triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại đây.
Thứ ba, 05-04-2022 | 11:40 -
0
.jpg)
Xây dựng yến sào trở thành sản phẩm OCOP – Hướng đi đột phá ở Chư Sê
OVN - Nhận thấy điều kiện khí hậu, môi trường phù hợp với nghề nuôi chim yến, một số hộ dân trên địa bàn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhà nuôi yến như một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Các sản phẩm yến sào cũng hứa hẹn trở thành sản phẩm OCOP tiềm năng trên vùng đất Chư Sê.
Thứ hai, 04-04-2022 | 09:40 -
0
.jpg)
Cà Mau công nhận 26 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao đợt 2 năm 2021
OVN - Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 26 sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP của 14 chủ thể đợt 2 năm 2021. Các sản phẩm này sẽ được hỗ trợ phát triển sản phẩm Chương trình OCOP theo quy định hiện hành
Thứ tư, 30-03-2022 | 10:13 -
0

Lạng Sơn thêm 26 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022
OVN – Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022. Đã có 4 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao và 22 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao.
Thứ tư, 30-03-2022 | 10:30 -
0
.jpg)
Tây Ninh: Nhiều giải pháp nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng
OVN - Năm 2021, Tây Ninh đã cấp giấy chứng nhận cho 18 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 26 sản phẩm. Với dư địa phát triển sản phẩm OCOP còn rất lớn, tỉnh này đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng tầm thương hiệu các sản phẩm OCOP.
Thứ ba, 29-03-2022 | 12:15 -
0