Trang chủ / Hành trình Ocop / Các sản phẩm thế mạnh vùng miền phát huy giá trị qua Chương trình OCOP
Các sản phẩm thế mạnh vùng miền phát huy giá trị qua Chương trình OCOP
Chủ nhật, 26-02-2023 | 14:50GMT+7
OVN - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã được thực hiện ở hầu hết các địa phương trên cả nước, tạo ra hàng ngàn sản phẩm đa dạng, trong đó có nhiều mặt hàng có chất lượng cao. Đáng chú ý, các địa phương đều đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thế mạnh vùng miền.
5.320 sản phẩm OCOP từ 3 sao
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân, cả nước huy động được 22.845 tỷ đồng triển khai Chương trình OCOP.
Đánh giá phân loại được 5.320 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (ảnh minh họa)
Hiệu quả của Chương trình sản phẩm OCOP đã tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Sản phẩm OCOP đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể, nhất là đối với các sản phẩm đặc sản, có thế mạnh và lợi thế riêng.
Bên cạnh đó, Chương trình sản phẩm OCOP đã góp phần nhân rộng mô hình sản xuất và phát triển sản phẩm đặc sản truyền thống theo hướng chuyên sâu, giúp các địa phương hình thành các vùng sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị hàng hóa. Đồng thời, chương trình còn phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo, hình thành tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sản xuất hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường cho người nông dân.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhờ sản phẩm OCOP
Bên cạnh OCOP, các chương trình như khuyến công và phát triển làng nghề đang ngày càng phát huy hiệu quả, đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngày càng đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần phát triển công nghiệp ở các địa phương và xây dựng nông thôn mới.
Các sản phẩm OCOP khai thác thế mạnh vùng miền (ảnh minh họa)
Năm 2019, có 110 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, thuộc các nhóm: thủ công mỹ nghệ, sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản và đồ uống, sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí, thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Trong năm 2019, Bộ Công thương đã thực hiện nhiệm vụ chính là phát triển thị trường, đẩy mạnh đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Nhiều địa phương đã triển khai một số hoạt động hỗ trợ 12 tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại sản phẩm xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu để giới thiệu hàng hóa trong chương trình đến tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng tổ chức các hội nghị kết nối, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền cho các điểm bán sản phẩm OCOP và các hoạt động kết nối các sản phẩm OCOP vào các điểm bán tại địa phương.

Nhiều điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP ra đời (Ảnh: minh họa)
Chương trình OCOP được Chính phủ xem là giải pháp, nhiệm vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, phù hợp với nhiệm vụ cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đồng thời tạo môi trường cho các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh các địa phương và hình ảnh quốc gia.
Cùng với đó là thu hút đầu tư và tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến, phát triển thị trường đến tiêu thụ sản phẩm, mang lại sản phẩm tốt, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất đem lại nguồn thu nhập cho người dân tại địa phương.
Bài, ảnh: Minh Tú (TH)
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Các sản phẩm thế mạnh vùng miền phát huy giá trị với Chương trình OCOP
Ý kiến bạn đọc

Chương trình sản phẩm OCOP Trà Vinh gia tăng giá trị nông sản
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn tỉnh |Trà Vinh theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp tác động tích cực đến triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM) tại đây.
Thứ năm, 23-02-2023 | 11:40 -
0

Tinh bột củ sen Viagri – Sản phẩm OCOP vì sức khỏe cộng đồng
OVN - Năm 2022 trong chương trình mỗi xã một sản phẩm, tinh bột củ sen của Công ty CP nông nghiệp Viagri (Công ty Viagri) ở xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận OCOP 3 sao, tạo ra cơ hội phát triển, mở rộng thị trường và khẳng định được thương hiệu sản phẩm.
Thứ năm, 23-02-2023 | 09:45 -
0
.jpg)
OCOP Bắc Ninh: Gia tăng chuỗi giá trị từ thế mạnh địa phương
OVN - Thời gian qua, các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh đã không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, hệ thống nhận diện thương hiệu, từ đó hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Đây là tiền đề để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng khai thác tiềm năng nội lực, gia tăng chuỗi giá trị.
Thứ ba, 21-02-2023 | 14:08 -
0
.jpg)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển sản phẩm OCOP tạo động lực xây dựng nông thôn mới
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đang được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nỗ lực triển khai nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang lợi thế vùng miền, tạo động lực cho các địa phương xây dựng nông thôn mới bền vững.
Chủ nhật, 19-02-2023 | 09:03 -
0

Sa Pa - Lào Cai: Phát triển du lịch bền vững từ mô hình du lịch cộng đồng
OVN – Vừa qua, tại thị xã Sa Pa, Tỉnh ủy Lào Cai phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ "Phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại Sa Pa: Hiện trạng và triển vọng".
Thứ bảy, 18-02-2023 | 15:37 -
0