An Giang: Khởi nghiệp từ đặc sản miền biên giới
Thứ hai, 05-12-2022 | 14:24GMT+7
OVN - Lập nghiệp từ đặc sản địa phương là lựa chọn không còn hiếm ở giới trẻ ngày nay. Song con đường ấy khá mạo hiểm, đòi hỏi không chỉ sự cố gắng mà còn cả tình yêu với quê hương và một bạn trẻ 9X ở An Giang đã bắt đầu hành trình khởi nghiệp với một tình yêu như thế…
Khơi dậy tiềm năng đặc sản An Giang
Từ lâu, An Giang được biết đến là tỉnh có thế mạnh về du lịch. Bởi thế, những đặc sản từ tỉnh miền biên giới Tây Nam này luôn có sức hút rất lớn. Ngoài khách du lịch đến An Giang và mua đặc sản, chính những người dân An Giang cũng có nhu cầu sử dụng đặc sản quê nhà làm quà tặng bạn bè phương xa..jpg)
Nhiều mặt hàng đặc sản được bán tại Cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang
Với mong mỏi hỗ trợ người dân địa phương tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, bạn trẻ Nguyễn Thanh Nhân (thành phố Long Xuyên) đã mạnh dạn “khởi nghiệp” từ mô hình kinh doanh đặc sản quê hương với cửa hàng mang tên Quà tặng đặc sản An Giang.
Điều thú vị là chàng trai này không xuất thân từ kinh doanh. Anh tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM. Khi ra trường, Thanh Nhân là trợ giảng và trợ lý giảng viên thực hiện nhiều Dự án về môi trường, phát triển cộng đồng, giáo dục… trong và ngoài tỉnh. Sau vài năm “lăn lộn” với nghề, anh quyết định “chuyển hướng” khiến không ít bạn bè ngỡ ngàng.
.jpg)
Nhiều mặt hàng đặc sản được bán tại Cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang
Thanh Nhân tâm sự, có lẽ ý tưởng kinh doanh mặt hàng đặc sản An Giang của anh bắt nguồn từ những năm tháng công tác trong lĩnh vực môi trường. Nhờ đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, anh nhận thấy nhu cầu sử dụng đặc sản địa phương là rất lớn, nhưng ngược lại nhiều nông dân lại khó tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm này.
Tuy vậy, quá trình từ ý tưởng đến hiện thực lại khá vất vả. Anh Thanh Nhân đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin và chủ động liên hệ với các cơ sở chế biến đặc sản An Giang để đặt hàng. Không chỉ vậy, khâu kiểm nghiệm chất lượng nguồn hàng cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, anh liên tục bổ sung những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Anh cho biết, anh thực hiện mô hình kinh doanh này nhằm mục đích cung cấp đến khác hàng những đặc sản An Giang đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp, đồng thời ủng hộ người dân An Giang tiêu thụ sản phẩm, từ đó góp phần quảng bá về vùng đất và con người An Giang thông qua các món quà ý nghĩa. Đặc biệt, anh có tâm nguyện trích một phần lợi nhuận kinh doanh của cửa hàng để hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Những tín hiệu khởi đầu
Cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang nằm khá khiêm tốn trên con đường Ung Văn Khiêm sầm uất giữa lòng thành phố Long Xuyên. Tuy nhiên, bên trong cửa hàng lại không hề “khiêm tốn” khi có sự góp mặt của hàng trăm sản phẩm đặc trưng của An Giang, khiến ai bước vào cũng không khỏi ngỡ ngàng..jpg)
Các mặt hàng trong cửa hàng Quà tặng Đặc sản An Giang
Chẳng hạn, nhóm cá khô có khô cá lóc, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng, khô nhái… Mặt hàng mắm có mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá chốt, mắm cá linh… Về thốt nốt - đặc sản nổi tiếng của tỉnh An Giang có các loại đường thốt nốt, thốt nốt rim, rượu thốt nốt… Ngoài ra, cửa hàng cung cấp nhiều loại đặc sản khác không kém phần nổi tiếng như: Tung lò mò, bánh phồng thát lát, trà xạ đen…
Đặc biệt là đa số các mặt hàng ở cửa hàng đều là sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của tỉnh, điều đó đã góp phần kết nối các cơ sở sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm OCOP, mở ra thêm cơ hội lan tỏa những đặc sản chất lượng cao của địa phương.
Không chỉ mong muốn giới thiệu những hàng hóa có chất lượng tốt, anh còn chú trọng đầu tư về mặt hình ảnh cho cửa hàng. Khi bước vào, khách hàng có thể nhìn thấy những kệ hàng được bày trí ngăn nắp, sạch sẽ, bắt mắt. Không chỉ thế, “ông chủ trẻ” này còn trang trí không gian cửa hàng đậm tính thẩm mỹ với nhiều tiểu cảnh mang đậm màu sắc miệt vườn.

Anh Nguyễn Thanh Nhân cùng sản phẩm bên trong cửa hàng Quà tặng Đặc sản An Giang
Với vị trí nằm đối diện Trường Đại học An Giang, cửa hàng Quà tặng đặc sản An Giang đã thu hút một lượng lớn khách hàng là giảng viên, cán bộ, sinh viên của nhà trường. Họ cũng là nhóm đối tượng có nhu cầu cao trong sử dụng đặc sản địa phương làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân…
Anh Nguyễn Thanh Nhân cho rằng, An Giang có nhiều đặc sản tiềm năng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ nên chưa chú trọng đầu tư quảng bá, vì vậy các đặc sản địa phương chưa có nhiều cơ hội đến với người tiêu dùng. Bởi thế, anh có mong ước đẩy mạnh marketing cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh nhà.
Ngoài bán hàng trực tiếp, anh Thanh Nhân còn ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh, tiếp thị sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… nhằm mở rộng cơ hội phục vụ nhiều đối tượng khách hàng ở xa, đặc biệt là giới trẻ. Không chỉ vậy, anh chàng dự kiến xây dựng các kênh truyền thông mạng xã hội quảng bá các món ăn và phương pháp chế biến đặc sản An Giang để tiếp cận khách hàng.
Bài và ảnh: Yên Lương
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, An Giang: Khởi nghiệp từ đặc sản miền biên giới
Ý kiến bạn đọc

Lào Cai định hướng phát triển đa dạng sản phẩm OCOP
OVN - Sau 3 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm và dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh Lào Cai. Chương trình đã tạo động lực phát triển các vùng sản xuất gắn với cây, con chủ lực, thế mạnh các ngành, nghề truyền thống, đặc sản địa phương.
Thứ ba, 29-11-2022 | 10:07 -
0

ĐắK LắK: Đồi dào tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Đề án OCOP của tỉnh Đắk Lắk xác định có 84 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó, nhóm thực phẩm có: Tiêu, Bơ, Sầu riêng, Cam, Quýt, các loại rau quả; Mật ong, Heo thịt, Cá tầm... Đây chính là những thế mạnh để địa phương này phát huy tiềm năng, thế mạnh, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp nông thôn.
Thứ bảy, 26-11-2022 | 10:23 -
0

Lệ Thủy (Quảng Bình): Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP (Chương trình OCOP) huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) ngày càng có sự định hướng và phát triển rõ rệt. Từ 7 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2020 đến nay 13 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản, huyện đang tích cực xây dựng thương hiệu, tìm hướng đầu ra cho sản phẩm OCOP mới với nhiều kỳ vọng.
Thứ bảy, 26-11-2022 | 15:20 -
0

Lâm Đồng: Sản phẩm OCOP 'đánh thức' vùng đất cao nguyên
LNV - Với các sản phẩm cà phê, mắc ca được chứng nhận OCOP, các sản phẩm nông sản trên vùng đất bazan Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) không ngừng được nâng tầm giá trị và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong, ngoài nước.
Thứ sáu, 25-11-2022 | 10:33 -
0

Bình Định tạo chuyển biến trong nông nghiệp từ sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) Bình Định phát triển rất sôi động, nhiều sản phẩm nông sản truyền thống đã đem đến niềm tin cho người tiêu dùng, tạo sự thay đổi cho bộ mặt nông nghiệp - nông thôn của địa phương.
Thứ sáu, 11-11-2022 | 14:17 -
0