Thừa Thiên - Huế: Làng nghề Bao La kết nối phát triển du lịch cộng đồng

Mây tre đan Bao La được trưng bày, quảng bá rộng rãi
Những năm 2007 làng nghề bắt đầu có dấu hiệu bị mai một do thị trường buôn bán khó khăn, giá cả cạnh tranh khiến nhiều gia đình bỏ nghề. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Bao La nhằm tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống quê hương.Sau khi HTX được thành lập, vào khoảng cuối năm 2008, đầu năm 2009 HTX tiếp xúc với nhiều chương trình hỗ trợ mẫu mã sản phẩm của Châu Âu. Từ đó, bằng sự tìm tòi, sáng tạo của người dân, HTX dần chuyển sang sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và đạt nhiều thành công.

Sản phẩm mây tre đan của HTX nhận được chứng nhận 4 sao năm 2020
Từ năm 2015, thị trường tiêu thụ dần mở rộng, doanh thu ngày càng tăng cao, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, thu nhập người dân tăng từ 20 - 30% (năm 2020 thu nhập 140 nghìn đồng/ngày/8 tiếng lao động). Đặc biệt, trong năm 2020 sản phẩm bộ đèn trang trí và rổ rá của HTX Mây tre đan Bao La vinh dự nhận được chứng nhận OCOP 4 sao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Giúp nâng tầm thương hiệu sản phẩm HTX, tạo động lực cho người dân bám nghề, góp phần phát triển kinh tế tỉnh.

HTX sản xuất phong phú, đa dạng mẫu mã sản phẩm và kích thước

Các sản phẩm đan của HTX Bao La luôn có sự độc đáo, riêng biệt
.jpg)
Bằng sự khéo léo, những người thợ làm nên các sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt
Với mong muốn tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, ông Võ Văn Dinh (Chủ nhiệm HTX) chia sẻ, dự kiến thời gian tới HTX sẽ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào một số công đoạn nhằm gia tăng năng suất làm việc. Đồng thời, triển khai thực hiện cải tạo lại khuôn viên, nhà xưởng, xây dựng các cảnh quan xung quanh HTX khang trang, sạch đẹp, thuận lợi cho việc phát triển du lịch làng nghề địa phương. Vì vậy, ông Dinh hy vọng khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ có nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm HTX.
“Trước đây, HTX đã có kinh phí xây dựng phát triển du lịch sản phẩm theo từng năm, cho xây dựng nhà trưng bày các sản phẩm, làm mới toàn bộ cảnh quan làng nghề để phát triển du lịch”, ông Dinh cho biết thêm.
Trải qua nhiều thăng trầm thời gian, tưởng chừng như sắp bị mai một, nhưng với lòng yêu nghề, yêu văn hóa quê hương, những người con làng Bao La vẫn gìn giữ được nét đẹp một làng nghề đan lát truyền thống của ông cha. Các sản phẩm ngày càng độc đáo, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu khách hàng mà qua đó người thợ còn gửi vào những tình cảm, hồn quê của xứ Huế thân thương. Đặc biệt, việc HTX mây tre đan Bao La triển khai phát triển du lịch, kết nối cùng sản phẩm OCOP làng nghề hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều giá trị văn hóa ý nghĩa. Góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân và phát triển kinh tế địa phương vững mạnh.
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Thừa Thiên - Huế, Làng nghề Bao La
Ý kiến bạn đọc

Đặc sản Kiên Giang

Đặc sản Hòa Bình
.jpg)
NINH THUẬN: Trang trại Nho kết hợp du lịch sinh thái
.jpg)
Đà Lạt - Lâm Đồng: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 8 nhãn hiệu sản phẩm
.jpg)