OCOP Ninh Thuận: Ưu tiên phát triển tiềm năng sản phẩm đặc thù
Thứ ba, 16-11-2021 | 09:58GMT+7
OVN- Để tiếp tục phát huy giá trị các sản phẩm đặc thù, tỉnh Ninh Thuận sẽ tiến hành xây dựng Dự án và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP tỉnh, hỗ trợ thực hiện các đề tài, dự án khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm OCOP và cơ cấu lại các tổ chức kinh tế tham gia OCOP...
.jpg)
Sản phẩm nho của HTX Nông nghiệp Thái An (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) đạt chứng nhận sản phẩm OCOP Ninh Thuận 4 sao (Ảnh minh họa)
Thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030”, đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, có 61 sản phẩm đạt từ 3 đến 4 sao và 8 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao. Các sản phẩm OCOP đã góp phần tạo động lực thúc đẩy Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế theo chuối giá trị.
Với mục tiêu “Xây dựng đầu tư mô hình trang trại tổng hợp theo chuỗi hữu cơ organic gồm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất và tái chế phân vi sinh khép kín từ phế phẩm nông nghiệp”, các sản phẩm của Công ty cổ phần Nắng và Gió Ninh Thuận (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn) đều ứng dụng công nghệ cao từ công nghệ nhà màng, công nghệ tưới tiết kiệm Israel. Bên cạnh đó, công ty còn chọn sản phẩm dưa lưới chất lượng cao để nhân rộng và tiếp tục mở rộng diện tích.

Dưa lưới là một trong những cây trồng tiềm năng của OCCOP Ninh Thuận (Ảnh: minh họa)
Các sản phẩm của Công ty cổ phần Nắng và Gió còn được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm điểm cao bởi tính kết nối cộng đồng. Trong đó, 3 sản phẩm của công ty được tỉnh đánh giá là sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao gồm: Dưa lưới, Táo mật và Nho xanh, các sản phẩm này được đánh giá cao ở chất lượng khi sản xuất đạt tiêu chuẩn Global Gap.
Đến nay, công ty đã giải quyết việc làm cho gần 200 lao động địa phương, trong đó, chủ yếu là lao động người Raglai với mức lương ổn định từ 4-5 triệu đồng/người/năm và hướng tới liên kết với nông dân địa phương để mở rộng diện tích sản xuất dưa lưới, đáp ứng đủ sản lượng xuất khẩu.
Trong bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, các tiêu chí đánh giá về sức mạnh cộng đồng và chất lượng sản phẩm là những tiêu chí quan trọng, trong đó, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu và nhân lực tại địa phương, đạt tiêu chuẩn về độ an toàn, chất lượng, dinh dưỡng được đánh giá cao. Trong 69 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 04 sản phẩm nước mắm của Nhà máy sản xuất nước mắm CaNa, huyện Thuận Nam được chấm điểm cao ở những tiêu chí này.
Tiềm năng phát triển sản xuất từ các sản phẩm đặc thù của các địa phương trên địa bàn tỉnh còn rất lớn. Để tiếp tục phát huy giá trị các sản phẩm đặc thù, Ban Phát triển sản phẩm OCOP và đặc thù tỉnh sẽ tiến hành xây dựng Dự án và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP tỉnh; hỗ trợ thực hiện các đề tài, dự án khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm OCOP; xây dựng website OCOP Ninh Thuận. Đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp; nâng cấp, cơ cấu lại các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức và sản xuất, kinh doanh...
.jpg)
Sản xuất nước mắm đặc sản Ninh Thuận (Ảnh minh họa)
Ninh Thuận có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch đặc trưng. Với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, địa phương cùng nỗ lực vượt khó, sáng tạo của các doanh nghiệp, hợp tác xã và từ chính người nông dân trên địa bàn tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm đặc thù trở thành các sản phẩm OCOP sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo động lực quan trọng để sản phẩm OCOP Ninh Thuận thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2021 Ninh Thuận đầu tư hơn 6,1 tỷ đồng triển khai hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ vào sản xuất để phát triển, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm OCOP. Tỉnh phấn đấu có thêm từ 20 đến 30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP; trong đó có thêm 2 đến 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1 đến 2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; 1 đến 2 sản phẩm tiềm năng chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao.
Đồng thời, Ninh Thuận tăng cường hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đưa các sản phẩm OCOP vào các kênh phân phối hiện đại tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các sàn giao dịch thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp nâng tầm thương hiệu cho sản phẩm OCOP của địa phương.
Trung Hiếu
Từ Khóa : OCOP Ninh Thuận, sản phẩm đặc thù
Ý kiến bạn đọc

Độc đáo ẩm thực thịt trâu Tuyên Quang
OVN - Thịt trâu khô không chỉ là món ngon mang đậm hương vị vùng cao, mang nét văn hóa miền sơn cước mà còn là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người dân tộc Tày, trở thành tặng phẩm cho du khách mỗi khi ghé thăm vùng đất Tuyên Quang. Vốn nổi tiếng với giống trâu ngố có vóc dáng to, khỏe, thịt trâu khô được chế biến không quá cầu kỳ nhưng lại mang một hương vị độc đáo rất riêng của vùng núi cao Tây Bắc.
Thứ hai, 15-11-2021 | 10:53 -
0

OCOP Yên Bái: khát vọng nâng tầm đặc sản địa phương
OVN - Triển khai thực hiện Đề án Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2019, đến nay, tỉnh Yên Bái có gần 100 sản phẩm OCOP được các địa phương xây dựng và công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
Thứ hai, 15-11-2021 | 13:05 -
0
.jpg)
Quảng Ninh: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2021
OVN - Ngày 13/11, tại sân khấu đình Lục Nà (xã Lục Hồn), UBND huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã long trọng diễn ra khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch và Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2021. Sự kiện sẽ diễn ra hết tháng 12 năm nay với nhiều nội dung đặc sắc nnhư: Hội hoa sở, hoạt động phiên chợ đêm, các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian... trong điều kiện thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ nhật, 14-11-2021 | 15:40 -
0

Top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh
OVN - Bắc Ninh là vùng đất cổ gắn liền với nền Văn minh sông Hồng, là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa với bề dày truyền thống văn hóa. Đây cũng được mệnh danh là vùng đất trăm nghề với hàng loạt nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ. Dưới đây là danh sách top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh.
Thứ sáu, 12-11-2021 | 15:51 -
0