OCOP Lai Châu: Phát huy thế mạnh cây dược liệu
Thứ bảy, 06-11-2021 | 13:59GMT+7
OVN- Với trên 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp, thảm thực vật phong phú, Lai Châu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng giàu tiềm năng trong phát triển cây dược liệu. Đây là lợi thế để tỉnh bảo tồn một số cây dược liệu quý và phát triển các sản phẩm OCOP Lai Châu có nguồn gốc thảo dược, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

Lai Châu có nhiều lợi thế để phát triển cây dược liệu (Ảnh minh họa)
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu, với trên 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp, thảm thực vật phong phú, Lai Châu có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai rộng, có tiềm năng trong phát triển cây dược liệu quý hiếm. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, doanh nghiệp, người dân về bảo tồn, đầu tư phát triển cây dược liệu.
Bên cạnh đó, tỉnh hướng dẫn các vùng sản xuất áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bao gói, bảo quản để nâng cao chất lượng, mẫu mã khi tiêu thụ. Địa phương cũng đã lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Cưhương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất… phát huy thế mạnh cây dược liệu.

Nhiều sản phẩm OCOP Lai Châu có nguồn gốc thảo dược (Ảnh: Minh họa)
Huyện Sìn Hồ được biết đến là nơi có khí hậu nhiệt đới mát mẻ quanh năm, độ cao 1.500m so với mặt nước biển, rất thuận lợi để phát triển vùng dược liệu của tỉnh Lai Châu. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang phát triển một số loại dược liệu như: đương quy, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp lục nhất chi hoa được trồng tại các xã: Sà Dề Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Phìn, Làng Mô, Tả Ngảo...
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất để đầu tư trồng hơn 20ha cây đương quy ở xã: Phăng Xô Lin, Tả Phìn, Sà Dề Phì, Tả Ngảo. Nhờ chăm sóc tốt cây dương quy đã bén rễ cho mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, ngô, cây hoa màu khác trên cùng một diện tích canh tác.
Xã Pú Đao của huyện Nậm Nhùn có khí hậu nhiệt đới, cộng với việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, rất thuận lợi cho loại cây sa nhân tím sinh trưởng, phát triển và cho năng suất chất lượng cao. Do đó, huyện Nậm Nhùn đưa cây sa nhân tím vào trồng tại Pú Đao nhằm tận dụng diện tích đất trồng rừng chưa khép tán cũng như diện tích đất nương kém hiệu quả, tạo sinh kế lâu dài cho người dân, giúp phát triển kinh tế của địa phương. Đến nay, xã đã trồng được 46 ha; trong đó, có 42 ha trồng dưới tán rừng và 4 ha trồng trên đất nương. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, tỉ lệ cây sống và sinh trưởng tốt đạt trên 95%.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải cho biết, bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh Lai Châu đã triển khai các đề tài, dự án, mô hình nghiên cứu một số loại cây dược liệu quý như nghiên cứu bảo tồn phát triển các loại sâm Lai Châu, tam thất hoang ở huyện Mường Tè; nghiên cứu bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế thuộc chi bảy lá một hoa; bảo tồn, phát triển xây dựng thương hiệu cây Lan Kim tuyến trên dãy Hoàng Liên Sơn…
Thời gian qua nhiều tổ chức, đơn vị trong, ngoài nước tiến hành khảo sát để định hướng đầu tư. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây dược liệu. Mặt khác, tỉnh cũng thông qua Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 trên địa bàn. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh bảo tồn một số cây dược liệu quý và xác định những loài cây chủ lực, định hướng quy mô, các khu vực phát triển để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đồng hành cùng người dân trồng và tiêu thụ sản phẩm.
Cũng theo ông Hà Trọng Hải, một số khu vực vùng cao các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, Tam Đường, nông dân đã chủ động trồng thử nghiệm một số cây dược liệu quý hiếm như sâm Lai Châu, bảy lá một hoa với tổng gần 3ha; 1,2ha đan sâm; 2ha đẳng sâm, cát cánh… Giá sâm tươi từ 20 - 70 triệu đồng/kg tùy tuổi, cây bảy lá một hoa 1 triệu đồng/kg; lan kim tuyến tươi từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg…
"Phát triển dược liệu hiện đã và đang được UBND tỉnh Lai Châu quan tâm, xác định là hướng đi phù hợp với tái cơ cấu, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng, Điều này mang lại giá trị thu nhập cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,. Từ đó, tăng thu nhập cho người dân nhất là bà con vùng sâu vùng xa và vùng biên giới', ông Hà Trọng Hải nhấn mạnh.
Giai đoạn 2020 – 2025: Nhà nước hỗ trợ phát triển 10ha đối với các loại dược liệu quý có giá trị về y tế và kinh tế cao: Sâm Lai Châu 03ha, bảy lá 1 hoa 05 halan kim tuyến 02ha, thu hút đầu tư 2 cơ sở sản xuất giống; 01 cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi liên kết.phấn đấu 03 chứng nhận dược liệu trở lên, tập trung phát triển trồng cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liền sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên phát triển các loại dược liệu khác như Hà thủ ô đỏ, đẳng sâm, đương quy, xuyên khung, Actiso với diện tích trên 250ha.
Hà An
Ý kiến bạn đọc

OCOP Hà Giang: Xây dựng thương hiệu sản phẩm mang đặc trưng vùng miền
OVN- Sau 3 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP Hà Giang đã có sức lan tỏa rộng khắp, tạo không khí thi đua lao động sáng tạo và các sản phẩm đa dạng, mang đặc trưng khắp các vùng miền, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, Các sản phẩm OCOP Hà Giang cũng đã ghi những dấu đậm nét trong lòng du khách mỗi khi về thăm vùng đất địa đầu Tổ quốc này.
Thứ sáu, 05-11-2021 | 13:05 -
0

Hà Nội xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch
OVN- Với bề dày lịch sử, văn hóa, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cùng danh mục sản phẩm làng nghề phong phú, việc xây dựng sản phẩm OCOP Hà Nội gắn với du lịch đang là một trong những mục tiêu Thành phố hướng tới trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP năm 2021 và những năm tiếp theo.
Thứ sáu, 05-11-2021 | 15:06 -
0

OCOP Lâm Đồng: Lan tỏa thương hiệu nông sản Việt Nam
OVN- Với mục tiêu phát triển những mô hình điển hình, có tác dụng lan tỏa và nhân rộng trên toàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.
Thứ sáu, 05-11-2021 | 15:51 -
0

Hà Giang tìm giải pháp tiêu thụ ổn định các sản phẩm OCOOP
OVN- Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm OCOP, những năm qua, Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, các hoạt động kết nối, góp phần thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. OCOP của tỉnh.
Thứ năm, 04-11-2021 | 13:29 -
0

Bắc Sơn: Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP Lạng Sơn
OVN- Tập trung nâng cao chất lượng để tăng hiệu quả, tạo tính bền vững cho sản phẩm OCOP, đang là định hướng của huyện Bắc Sơn ( trong triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCCOP tỉnh Lạng Sơn.
Thứ tư, 03-11-2021 | 13:23 -
0