OCOP Hà Giang: Xây dựng thương hiệu sản phẩm mang đặc trưng vùng miền
Thứ sáu, 05-11-2021 | 13:05GMT+7
OVN- Sau 3 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP Hà Giang đã có sức lan tỏa rộng khắp, tạo không khí thi đua lao động sáng tạo và các sản phẩm đa dạng, mang đặc trưng khắp các vùng miền, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, Các sản phẩm OCOP Hà Giang cũng đã ghi những dấu đậm nét trong lòng du khách mỗi khi về thăm vùng đất địa đầu Tổ quốc này.

Trà xanh hộp 100gr của HTX chế biến chè Phìn Hồ được xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia năm 2020
Với kết quả trên cho thấy sự nỗ lực rất lớn của HTX chế bến chè Phìn Hồ cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, các ngành Công thương, Nông nghiệp và địa phương Hoàng Su Phì trong việc xây dựng sản phẩm chất lượng, nâng tầm giá trị thương hiệu sản pẩm OCOP Hà Giang. Đặc biệt, với sự chú trọng thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng năm ngoài việc đầu tư nguồn khuyến công cho các hoạt động sản xuất, chế biến, ngành Công thương cũng chủ trì trong việc bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Qua đó động viên, thúc đẩy việc sản xuất và nâng cao sản phẩm công nghiệp nông thôn của địa phương.
Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt vào năm 2018 để làm cơ sở tổ chức thực hiện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Chương trình được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, triển khai sâu rộng trong nhân dân, các chủ thể là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia tích cực.

Hà Giang xây dựng được nhiều vùng sản xuất chè có tiếng
Đến nay, tỉnh Hà Giang có 193 sản phẩm được công nhận, trong đó có 2 sản phẩm đạt cấp Quốc gia 5 sao, 39 sản phẩm đạt 4 sao, 152 sản phẩm đạt 3 sao; với 6 nhóm ngành hàng gồm: Thực phẩm 164 sản phẩm; đồ uống 13 sản phẩm; thảo dược 1 sản phẩm; thủ công mỹ nghệ, trang trí 3 sản phẩm; vải, may mặc 6 sản phẩm; dịch vụ du lịch và bán hàng 1 sản phẩm… Đáng chú ý, Hà Giang đã xây dựng được thương hiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng mỗi vùng miền trên địa bàn.
Cũng từ Chương trình này, đã có nhiều mô hình điển hình, tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP như: HTX Chế biến chè Phìn Hồ, thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) là cơ sở chế biến chè Shan tuyết hiện đại với một số dòng sản phẩm cao cấp; HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Ngọc Sơn (Bắc Mê) với dây chuyền chế biến Củ nghệ tươi thành nhiều dòng sản phẩm giúp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, mang lại nguồn thu cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn; HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng với 3.000 đàn ong thu nhập trên 4 tỷ đồng/năm, đã mang lại nguồn thu ổn định cho 27 hộ dân nuôi ong trên địa bàn huyện Mèo Vạc…

Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP Hà Giang tại Hà Nội (Ảnh: minh họa)
Với quan điểm lấy người dân làm chủ thể của chương trình, thông qua HTX, doanh nghiệp làm nền tảng tổ chức sản xuất, tỉnh Hà Giang đã áp dụng những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia chương trình. Theo đó, hỗ trợ in ấn bao bì nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là 100 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, tem, nhãn hàng hóa tối đa 3 mẫu/sản phẩm, kinh phí 8 triệu đồng/mẫu; ưu tiên bố trí hơn 26 tỷ đồng để hỗ trợ cho công tác quản lý, hỗ trợ, quảng bá các sản phẩm OCOP. Đến nay, tỉnh đã đưa trên 40 sản phẩm đi quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ OCOP ở các tỉnh, thành phố lớn trong nước...
Ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, Chương trình OCOP được đánh giá là hướng đi đúng, giúp tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và xây dựng thương hiệu nông nghiệp riêng của Hà Giang. Việc triển khai Chương trình OCOP giúp người dân được tham gia vào tổ chức và phương thức sản xuất khoa học hơn; nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng Nông thôn mới.
Cũng theo ông Long, mục tiêu của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo là nâng cao chất lượng, số lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Việc phát triển mới các sản phẩm phải đảm bảo xuất phát từ nhu cầu thực tế, mong muốn làm của các chủ thể, theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng quy trình sản xuất tiên tiến như GMP, VietGap, Hữu cơ, ISO, HACCP...
“Có thể khẳng định, hiệu quả từ Chương trình OCOP có sức lan tỏa rộng khắp, tạo không khí thi đua lao động sáng tạo và các sản phẩm đa dạng, đặc trưng khắp các vùng miền, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống và giảm nghèo bền vững”, Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang nhấn mạnh.
Minh Khuê
Từ Khóa : OCOP Hà Giang, sản phẩm đặc trưng vùng miền
Ý kiến bạn đọc

Hà Giang tìm giải pháp tiêu thụ ổn định các sản phẩm OCOOP
OVN- Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm OCOP, những năm qua, Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, các hoạt động kết nối, góp phần thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm. OCOP của tỉnh.
Thứ năm, 04-11-2021 | 13:29 -
0

Bắc Sơn: Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP Lạng Sơn
OVN- Tập trung nâng cao chất lượng để tăng hiệu quả, tạo tính bền vững cho sản phẩm OCOP, đang là định hướng của huyện Bắc Sơn ( trong triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCCOP tỉnh Lạng Sơn.
Thứ tư, 03-11-2021 | 13:23 -
0

Cao Phong: Điểm đến của những sản phẩm OCOP chất lượng
OVN- Tập trung chuẩn hóa sản phẩm mới, nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng trong việc xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản của huyện Cao Phong (Hòa Bình), qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân...
Thứ tư, 03-11-2021 | 11:07 -
0

OCOP Phú Thọ: xây dựng thương hiệu sản phẩm từ niềm tin
OVN- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP Phú Thọ” đang là một trong những đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . Đến nay, nhiều sản phẩm được công nhận OCOP khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn.
Thứ ba, 02-11-2021 | 09:36 -
0

Huyện Thanh Ba, Phú Thọ: Đánh giá phân loại sản phẩm OCOP
OVN- Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021 huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức họp đánh giá, xếp hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2021. Đã có 7 sản phẩm của 3 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đx được Hội đồng đánh giá đạt từ 3 - 4 sao.
Thứ ba, 02-11-2021 | 15:51 -
0