Ngọt ngào đặc sản đường thốt nốt An Giang
Thứ hai, 06-06-2022 | 13:36GMT+7
OVN - Khi nhắc đến An Giang, chắc hẳn ai cũng không thể bỏ qua một đặc sản vô cùng ngọt ngào đó chính là đường thốt nốt An Giang. Với vị ngọt thanh, không gắt lại tốt cho sức khỏe nên đường thốt nốt được dùng thay thế cho đường trắng tinh luyện.
Đường thốt nốt là đặc sản của vùng đất An Giang, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rất phổ biến nhờ công dụng của nó mang lại cho con người. Đường thốt nốt ngọt, thơm lại bổ dưỡng là món gia vị đặc biệt được đông đảo các bà nội trợ yêu thích và lựa chọn. Sử dụng đường thốt thốt để nấu chè, kho cá, làm mắm sẽ giúp tạo cho món ăn của bạn trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn nhờ vào hương vị đặc trưng vốn có của đường thốt nốt mang lại.
Do đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng, hiện nay chỉ có hai địa phương là Tịnh Biên và Tri Tôn là hai huyện miền núi thuộc An Giang phát triển được nghề nấu đường thốt nốt. Nghề nấu đường có từ rất lâu, người Khmer xem đó là món quà quý của trời đất. Nhiều gia đình theo nghề nấu đường từ đời nọ qua đời kia.
Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghĩ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay.

Cách làm ra loại đặc sản đường thốt nốt cũng khá thú vị. Từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau là mua thốt nốt nở rộ bông, cho lượng nước thốt nốt nhiều nhất nên trong khoản thời gian này người dân An Giang tiến hành sử dụng ống dẫn nước hoặc can nhựa leo lên cây thốt nốt lấy nước từ các buồng hoa.
Sau khi lấy nước thốt nốt trực tiếp trên cây, nước được người thợ đem đun từ 3-6 tiếng trong lò, trong khoản thời gian này yêu cầu phải đảo liên tục cho đến khi nước thốt nốt sánh lạnh. Độ sánh hay là “độ tới” của đường phụ thuộc vào kinh nghiệm người thợ nấu để cho ra mẻ đường chất lượng nhất. Sau khi đã cô đọng nước thốt nốt thành đường dạng lỏng thì tiến hành cho ra một vại lớn và đảo liên tục, công đoạn đảo liên tục này giúp cho hơi nước bay hơi hoàn toàn chỉ còn 100% đường.
Đặcsản đường thốt nốt An Giang có vị ngọt thanh, không gắt, được dùng để thay thế đường tinh luyện trong chế biến món ăn, mang đến cho món ăn của bạn một hương vị đặc trưng, thơm ngon, khó cưỡng. Cắn một miếng đường thốt nốt và cảm nhận vị ngọt của nó lan tỏa trong miệng ta mới hiểu được tại sao đường thốt nốt An Giang lại được nhiều người yêu thích đến vậy.
Nếu có dịp du lịch An Giang, ghé thăm những lò nấu đường thốt nốt ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tìm hiểu quy trình làm đường thủ công từ những giọt nước thốt nốt hứng từ trên cây, thưởng thức hương vị béo ngậy của từng hạt đường tan vào trong miệng, du khách sẽ hiểu vì sao mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản của An Giang.

Câu chuyện làm ra đường thốt nốt ở An Giang là cả một huyền thoại (Ảnh minh họa)
Đường thốt nốt nguyên chất là một sản phẩm được chế biến từ nước của loài cây mọc trong tự nhiên tên là thốt nốt. Loại cây này sinh trưởng và phân bố chủ yếu ở An Giang và một số nước lân cận như Thái Lan, Campuchia. Đối với người dân vùng đất An Giang, thốt nốt được mệnh danh là loài cây đến từ thiên đường.Do đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng, hiện nay chỉ có hai địa phương là Tịnh Biên và Tri Tôn là hai huyện miền núi thuộc An Giang phát triển được nghề nấu đường thốt nốt. Nghề nấu đường có từ rất lâu, người Khmer xem đó là món quà quý của trời đất. Nhiều gia đình theo nghề nấu đường từ đời nọ qua đời kia.
Câu chuyện làm ra đường từ cây thốt nốt này là cả một huyền thoại được đồng bào Khmer truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông Khmer buổi trưa chăn bò nằm ngả lưng dưới tán cây thốt nốt nghỉ trưa. Đang thiu thiu ngủ thì ông cảm thấy có những giọt nước ngọt lịm trong lành tí tách rơi xuống mặt mình. Tò mò, muốn biết những giọt nước ấy từ đâu xuất hiện, trong khi bầu trời lại không mưa, ông bèn leo lên cây thốt nốt thì phát hiện, những giọt nước rơi xuống ban nãy xuất phát từ đọt hoa thốt nốt bị gãy ngang. Ông vội vàng mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước do trời ban tặng đem về nhà khoe với vợ con. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer mới nghĩ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường tán như hiện nay.


Từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau , người dân An Giang khai thác nguyên liệu làm đường thốt nốt (Ảnh minh họa)
Thân cây thốt nốt gần giống cây dừa, lá có hình chân vịt dài khoảng 2-3m, cuống lá tựa như mo cau xếp xung quanh thân. Hoa nhỏ, mọc thành từng chùm dày đặc thuộc loại đơn tính. Quả lớn màu nâu hoặc màu hạt dẻ hình hơi tròn. Cây cái sẽ ra hoa và kết quả còn cây đực ra hoa và được lấy nước làm đường. Hoa thốt nốt cũng vậy, được phân thành hoa đực và hoa cái, hoa thốt nốt đực không thể kết thành trái nên thường chỉ dùng để lấy nước, làm thành loại đường thốt nốt nguyên chất mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.Cách làm ra loại đặc sản đường thốt nốt cũng khá thú vị. Từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau là mua thốt nốt nở rộ bông, cho lượng nước thốt nốt nhiều nhất nên trong khoản thời gian này người dân An Giang tiến hành sử dụng ống dẫn nước hoặc can nhựa leo lên cây thốt nốt lấy nước từ các buồng hoa.
Sau khi lấy nước thốt nốt trực tiếp trên cây, nước được người thợ đem đun từ 3-6 tiếng trong lò, trong khoản thời gian này yêu cầu phải đảo liên tục cho đến khi nước thốt nốt sánh lạnh. Độ sánh hay là “độ tới” của đường phụ thuộc vào kinh nghiệm người thợ nấu để cho ra mẻ đường chất lượng nhất. Sau khi đã cô đọng nước thốt nốt thành đường dạng lỏng thì tiến hành cho ra một vại lớn và đảo liên tục, công đoạn đảo liên tục này giúp cho hơi nước bay hơi hoàn toàn chỉ còn 100% đường.

Nngười dân An Giang thường mất từ 3 - 6 tiếng đồng hồ để chưng cất ra đường thốt nốt (Ảnh minh họa)
Bước kế tiếp là cho đường vào khuôn để làm đường tán hay vào các hủ nhựa để làm đường chảy (đường chảy là đường chưa khô hoàn toàn mà vẫn ở thể lỏng đặt sệt sệt) như lúc mới nấu. Sau khi đường khô có thể cắt thành từng miến tròn, hay đóng niêm lọ hủ để vận chuyển tiêu thụ.Đặcsản đường thốt nốt An Giang có vị ngọt thanh, không gắt, được dùng để thay thế đường tinh luyện trong chế biến món ăn, mang đến cho món ăn của bạn một hương vị đặc trưng, thơm ngon, khó cưỡng. Cắn một miếng đường thốt nốt và cảm nhận vị ngọt của nó lan tỏa trong miệng ta mới hiểu được tại sao đường thốt nốt An Giang lại được nhiều người yêu thích đến vậy.
Nếu có dịp du lịch An Giang, ghé thăm những lò nấu đường thốt nốt ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tìm hiểu quy trình làm đường thủ công từ những giọt nước thốt nốt hứng từ trên cây, thưởng thức hương vị béo ngậy của từng hạt đường tan vào trong miệng, du khách sẽ hiểu vì sao mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản của An Giang.
Bài, ảnh TH: Trúc Lam
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Ngọt ngào đặc sản đường thốt nốt An Giang
Ý kiến bạn đọc

Hà Nội: Mở rộng kênh tiêu thụ nông sản - sản phẩm OCOP trên nền tảng số
OVN - Hà Nội đang phối hợp với các địa phương cũng như cơ quan chức năng xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng số. Đây là hướng đi hiệu quả, mở ra một kênh bán hàng bền vững và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thứ sáu, 03-06-2022 | 11:10 -
0

Hàng trăm gian hàng sẽ hội tụ tại Festival nông sản - sản phẩm OCOP gắn kết Du lịch Hà Nội năm 2022
OVN - Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết Du lịch Hà Nội năm 2022, sẽ diễn ra tại huyện Phú Xuyên và huyện Chương Mỹ (Hà Nội) từ ngày 17–26/6/2022. Dự kiến sẽ có trên 350 gian hàng quảng bá, giới thiệu tiềm năng, sản phẩm OCOP, nông nghiệp gắn kết du lịch nông thôn tiêu biểu của Hà Nội và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thứ sáu, 03-06-2022 | 12:40 -
0

Khám phá xứ Đoài - Vùng đất địa linh nhân kiệt
OVN - Lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm thì vùng đất phía tây kinh thành là xứ Đoài. Xứ Đoài nay đã trở thành một địa danh văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội, mảnh đất địa linh nhân kiệt mang khí thiêng sông núi, mang đầy dấu ấn, giàu bản sắc và có sức sống mãnh liệt.
Thứ tư, 01-06-2022 | 10:53 -
0

Bắc Kạn: Quảng bá tiềm năng tại Tuần lễ du lịch - Di sản văn hóa Ba Bể năm 2022
OVN - Từ ngày 3 đến 6-6, tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần du lịch - di sản văn hóa Ba Bể năm 2022” với nhiều hoạt động phong phú, giới thiệu, tôn vinh những giá trị di sản, văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây, đồng thời quảng bá, giới thiệu nhiều điểm đến của du lịch tỉnh Bắc Kạn.
Thứ hai, 30-05-2022 | 14:06 -
0
.png)
Chương trìnhOCOP: Khai thác thế mạnh các làng nghề truyền thống địa phương
OVN - Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 hướng đến mục tiêu tăng sức bật tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn. Trong đó, có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương.
Thứ bảy, 28-05-2022 | 13:47 -
0