Lào Cai đinh hướng Sa Pa trở thành "thủ phủ" cây dược liệu địa phương
Thứ hai, 06-02-2023 | 13:05GMT+7
OVN - Với những tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây trồng dược liệu, Thị xã đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phấn đấu đến năm 2025, Sa Pa trở thành vùng cây dược liệu trọng điểm của tỉnh Lào Cai.
Diện tích trồng dược liệu tại Sa Pa vượt 40% kế hoạch
Cây dược liệu là một trong những cây trồng có thế mạnh của Thị xã Sa Pa và là một trong 5 loại cây trồng chủ lực phát triển của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2022 - 2025..jpg)
Sa Pa hiện có 210ha cây dược liệu, vượt 40% kế hoạch diện tích đã đề ra.
Do đặc điểm lợi thế về địa chất, khí hậu nên cây dược liệu trồng tại Sa Pa có chất lượng tốt và hàm lượng dược tính cao hơn so với các địa phương khác. Các sản phẩm sơ chế, chế biến từ cây dược liệu trên địa bàn Thị xã được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng như: Cao mềm actiso, trà phun sương actiso, cao phun sương actiso, trà túi lọc - trà dây leo Sa Pa, trà túi lọc giảo cổ lam, trà giảo cổ lam Sa Pa…

Nhiều thảo dược quý hiếm đang được lưu giữ và bảo tồn tại Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Sa Pa
Trên địa bàn Thị xã Sa Pa hiện có 6 công ty, HTX đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dược liệu, với công suất chế biến 5.800 tấn dược liệu tươi/năm, có hơn 100 sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây dược liệu, tạo thu nhập rất lớn cho bà con và các doanh nghiệp, HTX.
Giá trị sản xuất dược liệu/ha đạt trên 100 triệu đồng. Doanh thu từ cây dược liệu trên địa bàn Thị xã đạt hơn 30 tỷ đồng/năm. Năm 2022, Thị xã Sa Pa được UBND tỉnh giao trồng 180ha cây dược liệu, đến nay đã đạt 210ha (vượt 40% kế hoạch).
Tìm giải pháp phát triển cây dược liệu
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi, việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn Thị xã Sa Pa còn gặp nhiều khó khăn như: Diện tích đất chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt mạnh nên việc mở rộng diện tích trồng tập trung gặp nhiều bất lợi. Hình thức tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các hình thức hợp tác sản xuất còn ít nên việc sản xuất, chế biến cây dược liệu gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Bà con Sa Pa, Lào Cai đổi đời nhờ cây dược liệu Atiso
Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra của một số cây dược liệu chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chi phí sản xuất cây dược liệu cao hơn nhiều so với các cây trồng truyền thống khác. Các sản phẩm dược liệu chủ yếu là bán tươi hoặc chế biến thô rồi xuất bán nên giá trị kinh tế chưa cao. Dược liệu được thu hái và sản xuất chủ yếu bằng kinh nghiệm bản địa, chưa cập nhật, phổ biến theo các quy chuẩn, quy định trong nước và thế giới về thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP)…
Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, Sa Pa phấn đấu đến hết năm 2025 trở thành vùng cây dược liệu trọng điểm của tỉnh Lào Cai. Để đạt được mục tiêu trên, Thị xã Sa Pa đã có những giải pháp cụ thể như: Tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng cây chủ lực của tỉnh và phù hợp với tiềm năng của địa phương.

Nhiều địa phương như Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Yên... đang tận dụng lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển dược liệu, ổn định cuộc sống
Sa Pa cũng sẽ tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản dược liệu cho các hộ dân trực tiếp gieo trồng cây dược liệu cũng như sản xuất các sản phẩm dược liệu nhằm trang bị kiến thức cơ bản về công tác trồng cây dược liệu an toàn, đúng quy trình...
Bài và ảnh: Mộc Miên
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Lào Cai đinh hướng Sa Pa trở thành "thủ phủ" cây dược liệu địa phương
Ý kiến bạn đọc

Lai Châu đẩy mạnh các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm OCOP
OVN- Nhằm quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh đến người tiêu dùng, thời gian qua, tỉnh Lai Châu cũng như các đơn vị chủ thể đã triển khai nhiều giải pháp đưa các sản phẩm vươn xa, trong đó chú trọng đưa vào các hệ thống siêu thị - nơi phân phối, trưng bày và tiêu thụ hàng hóa ổn định.
Chủ nhật, 05-02-2023 | 16:28 -
0

Đắk Lắk: Nâng cao giá trị thương hiệu socola Việt Nam
OVN - Không chỉ là “thủ phủ cà phê”, Đắk Lắk còn có đầy đủ điều kiện thích hợp để phát triển cây ca cao, nguồn nguyên liệu làm nên socola được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Nhận thấy tiềm năng trên, anh Trương Ngọc Quang – Giám đốc Công ty Ca cao Nam Trường Sơn đã tập trung xây dựng thương hiệu ca cao Đắk Lắk nhằm nâng cao giá trị sản phẩm từ loài cây này.
Thứ sáu, 03-02-2023 | 16:05 -
0
.jpg)
Lâm Đồng: Nâng tầm sản phẩm OCOP từ nhóm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
OVN - Trên cơ sở những thành tựu đạt được giai đoạn năm 2018 - 2021, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Lâm Đồng tiếp tục huy động nguồn lực để triển khai nhiều hoạt động đồng bộ, thăng hạng cấp sao đối với những nhóm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương giai đoạn năm 2022- 2025.
Thứ năm, 02-02-2023 | 15:08 -
0

Tỉnh Bình Định nâng cao giá trị nông nghiệp từ sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) Bình Định phát triển rất sôi động, nhiều sản phẩm nông sản truyền thống đã đem đến niềm tin cho người tiêu dùng, tạo sự thay đổi cho bộ mặt nông nghiệp - nông thôn của địa phương.
Thứ năm, 02-02-2023 | 14:17 -
0

Cà Mau: Nâng tầm sản phẩm OCOP với mô hình du lịch sinh thái cộng đồng
OVN – Để tạo nét hấp dẫn riêng, định vị dấu ấn cho từng điểm đến, đồng thời nâng tầm cho sản phẩm OCOP là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, là hướng đi đang được tỉnh Cà Mau tích cực triển khai, góp phần phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới văn minh, trù phú, giàu bản sắc văn hóa.
Thứ tư, 01-02-2023 | 10:13 -
0