Hà Tĩnh: Chè xanh Tây Sơn vươn lên khẳng định thương hiệu

OVN - Đồi chè xanh Tây Sơn tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) với sản phẩm chè sấy khô đạt chuẩn 3 sao OCOP đã và đang gây chú ý đến các nhà đầu tư, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan trải nghiệm. Đặc biệt, việc trồng chè nơi đây còn được tỉnh chú trọng, xây dựng mô hình mới nhằm phát triển kinh tế giữa tâm đại dịch Covid-19.
Phát triển chè xanh trên đất Hương Sơn

Nhận thấy tiềm năng từ vùng đất núi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm, Xí nghiệp Chè Tây Sơn, thuộc xã Sơn Kim II đã tiên phong trồng cây chè xanh. Loại cây vừa chịu được thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa, vừa đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao.

Những đọt chè xanh tươi được chọn lọc kỹ lưỡng


Xí nghiệp Chè Tây Sơn thành lập vào năm 1959, tiền thân là Nông trường Chè, chuyên trồng chè xanh chất lượng. Đến nay, chè được trồng và nhân giống phủ xanh nhiều xã trên toàn huyện Hương Sơn. Theo đó, sản phẩm chè xanh sấy khô do Xí nghiệp Chè Tây Sơn chế biến mong muốn đem đến cho người thưởng chè một loại nước chè xanh nguyên chất, đậm đà, mang hương vị riêng biệt của vùng đồi núi miền Trung đầy nắng gió.

Sản phẩm chè xanh Tây Sơn sấy khô – đặc sản Hương Sơn, Hà Tĩnh


Trước năm 2015, diện tích dành cho việc trồng chè tại Hương Sơn rất hẹp, chỉ khoảng 150 ha đất trồng, sản lượng ban đầu đạt 700-800 tấn/năm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu sản xuất chè xanh, Xí nghiệp Chè Tây Sơn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn đầu tư và nhân lực lao động. Nhưng với sự cố gắng bền bỉ của Xí Nghiệp cùng công nhân, những đồi chè xanh tươi vẫn phát triển, trở thành giống cây trồng trọng điểm của ngành kinh tế tỉnh Hà Tĩnh.

Chè xanh Tây Sơn – hướng đến 4 sao OCOP

Từ năm 2016, Xí nghiệp Chè Tây Sơn bắt tay thực hiện chiến lược phát triển sản xuất và kinh doanh phù hợp. Để quy trình sản xuất chè đảm bảo đạt chuẩn, Xí nghiệp luôn có yêu cầu khắt khe về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, đảm bảo vệ sinh môi trường. Việc mang sản phẩm an toàn tiêu thụ tại các thị trường khó tính luôn được đặt lên hàng đầu.

Hiện nay, vùng Xí nghiệp Chè Tây Sơn được mở rộng sang các xã Sơn Kim I, xã Sơn Kim II, xã Sơn Tây, xã Sơn Hồng... và một số vùng khác. Phần đất bỏ hoang dần được bao phủ bởi màu xanh mát của lá chè tươi. Giống chè ngày càng cải thiện, giống mới thay thế giống cũ, tăng năng suất cho người trồng. Diện tích chè Tây Sơn thời điểm hiện tại lên đến 400ha (bao gồm 325 ha đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế), năng suất cải thiện 20-25 tấn/ha (trong đó mô hình điểm đạt đến 35 tấn/ha), sản lượng chè đạt 4.100 tấn/năm... Giá trị mà chè xanh đem đến cũng rất lớn, tạo cơ hội cho người lao động tại địa phương có công ăn việc làm ổn định, mức thu nhập tương đối. Theo đó, 1.154 hộ liên kết có việc làm, công nhân làm chè thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.



Những vườn chè được trồng theo tiêu chuẩn VietGap


Năm 2006, Chè Tây Sơn được công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Sau đó, đạt chứng nhận sản phẩm Nông nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2015. Đến năm 2017, Xí nghiệp chè Tây Sơn tiếp tục được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGap cho toàn bộ phần diện tích sản xuất.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, việc nâng tầm thương hiệu chè xanh Hà Tĩnh cùng những loại chè khác như: chè Thái Nguyên, chè Lâm Đồng ... sẽ là một thử thách lớn. Nhưng với sự tìm tỏi, cải thiện trong từng sản phẩm, từ cách trồng, chế biến đến đóng gói sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng, Chè xanh Tây Sơn đã đạt chuẩn 3 sao OCOP năm 2019.

Chứng nhận OCOP 3 sao của chè xanh Tây Sơn sấy khô


Ngoài ra, những đồi chè xanh ngát còn là điểm đến thu hút khách du lịch tham quan. Người dân địa phương đang hướng đến việc mở tour du lịch địa phương. Du khách sẽ đi qua các thôn có địa hình trồng chè đẹp như: Làng Chè, Tiền Phong, Thanh Dũng,...và trải nghiệm quy trình trồng chè, hái chè, tham quan nhà máy sản xuất,…

Khách du lịch tới tham quan và trải nghiệm hái chè


Việc phát triển sản xuất Chè xanh Tây Sơn gắn kết với du lịch không chỉ giúp người dân tại vùng núi có việc làm, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn kiểu mới mà còn thúc đẩy nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế. Được biết, Chè Tây Sơn là một trong những nguồn cung cấp chính cho thị trường tiêu thụ nước ngoài (90% sản lượng xuất khẩu sang các nước Trung Đông).

Hiện, Xí nghiệp Chè Tây Sơn đang có những kế hoạch mới, nhằm khai thác tiềm năng của chè xanh Hà Tĩnh. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến sản phẩm chè OCOP 4 sao. Đây cũng là định hướng phát triển lâu dài trong việc xây dựng nông thôn mới và phát triển việc làm bền vững mà tỉnh Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo.

Bài, ảnh: Linh Chi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
LNV - Cách Vườn Quốc gia Cát Tiên khoảng 10 phút lái xe, Orchard Home Resort hiện đại được bao bọc bởi những cánh rừng hùng vĩ tại Nam Cát Tiên đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng lý thưởng cho những ai mong muốn nuôi dưỡng tốt sức khỏe tinh thần và yêu thích thiên nhiên.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả tích cực. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc phát triển các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự “vươn mình” của mảnh đất Điện Biên lịch sử.
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
OVN - Thời gian qua, chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
OVN - Tại Việt Nam, xu hướng lựa chọn thực phẩm sạch đang có tín hiệu tăng mạnh nhờ sự quan tâm về sức khỏe tiêu dùng. Tận dụng tình hình này, các HTX trên cả nước cũng có cơ hội khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường thông qua việc cung cấp các sản phẩm OCOP dịp Tết sắp tới.

Tin khác

Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
OVN - Tại Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 (diễn ra từ ngày 10 đến 13-12), với sự độc đáo, chất lượng và thương hiệu, những sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên đã gây ấn tượng với khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương
OVN - Những năm qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tăng cường sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân và phát triển kinh tế của huyện.
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
OVN - Hiện nay, Ba Bể Green Homestay đã và đang góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, truyền thống lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua hoạt động phát triển du lịch, đơn vị đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, danh thắng Hồ Ba Bể.
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ
OVN - Nghiên cứu và chế tác sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc vùng miền để đáp ứng nhu cầu lưu niệm và thưởng lãm cho du khách trong các tour du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Đà Nẵng, những tác phẩm gỗ độc đáo, đẹp mắt, thể hiện danh thắng đặc trưng từ Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi chính là món quà độc đáo thu hút và níu chân du khách đến viếng thăm.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Quận Hoàn Kiếm: 18 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao đến 4 sao
Quận Hoàn Kiếm: 18 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao đến 4 sao
OVN - Sáng 27/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận Hoàn Kiếm đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận năm 2023. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận chủ trì hội nghị.
Tập đoàn VGGROUP đẩy mạnh triển khai chuỗi siêu thị bán các sản phẩm OCOP và hàng tiêu dùng chất lượng cao
Tập đoàn VGGROUP đẩy mạnh triển khai chuỗi siêu thị bán các sản phẩm OCOP và hàng tiêu dùng chất lượng cao
OVN - Ngày 08 tháng 10 năm 2023, tại tổ 10, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, Tập đoàn VGGroup đã tổ chức khai trương đại lý trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc OCOPShop.com.vn - DMDMart.vn của tập đoàn, trao Chứng nhận đại lý phân phối cấp 1 cho bà Triệu Thị Thảo, chủ cơ sở kinh doanh các sản phẩm OCOPShop - DMDMart tại tỉnh Cao Bằng.
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
OVN - Hằng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra 2 lễ hội. Đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mồng 4 tháng Giêng Âm lịch) và lễ hội mùa Thu (tháng Chín Âm lịch). Tại Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 tới đây, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) sẽ kết hợp tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP.
Ninh Thuận tập trung phát triển sản phẩm OCOP
Ninh Thuận tập trung phát triển sản phẩm OCOP
LNV - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm từ 20-30 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, đồng thời, tỉnh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn để nâng cao giá trị sản phẩm đã được gắn sao OCOP.
Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
OVN - Vừa qua, huyện Cẩm Khê đã tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP năm 2023.
Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
OVN - Với niềm trăn trở làm sao để xua tan nỗi lo được mùa mất giá của nhà vườn và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận đã nghiên cứu chế biến, đưa sản phẩm từ trái xoài cát Hòa Lộc cũng như một số loại trái cây khác của miệt vườn Tây Nam Bộ vươn tầm trở thành đặc sản OCOP tại tỉnh Tiền Giang.
Chương trình OCOP nâng tầm sản phẩm làng nghề Hà Nội
Chương trình OCOP nâng tầm sản phẩm làng nghề Hà Nội
LNV – Với tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn mạnh, các làng nghề ở Thủ đô Hà Nội đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng để tham gia chương trình OCOP.
Xây dựng sản phẩm OCOP từ mô hình nuôi ong lấy mật
Xây dựng sản phẩm OCOP từ mô hình nuôi ong lấy mật
OVN – Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi ong mật, tỉnh Phú Thọ có nhiều mô hình nuôi ong lấy mật hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.
Quảng Ninh: Nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh: Nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm", đến nay nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đã vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước. Với việc nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tham gia chương trình OCOP mà tỉnh, các ngành, địa phương đang thực hiện đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn
Phú Thọ: Tổ chức tuần lễ du lịch mùa thu - Quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP
Phú Thọ: Tổ chức tuần lễ du lịch mùa thu - Quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP
OVN - Từ ngày 31/8 đến ngày 4/9, tại huyện Thanh Thuỷ sẽ diễn ra Tuần du lịch – Mùa thu 2023 với chủ đề “Du lịch Thanh Thủy – Tinh hoa nghỉ dưỡng vùng Đất Tổ”.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động