Đam mê sáng tạo với gốm phù điêu

gốm phù điêu của Hải Phòng
Trong không gian Phật pháp, Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên tìm hiểu, nghiên cứu các công trình đình chùa và cảm nhận được nhiều nét tinh hoa quý báu trong các họa tiết gốm phù điêu của dân gian. Qua thời gian với những biến thiên của lịch sử đã bào mòn, hư hao nhiều giá trị văn hóa ẩn hiện trong các họa tiết đó.
Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (pháp danh Thích Chánh Tịnh, tu tập ở chùa Đống Phúc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) vốn là người xuất gia tu học đã gần 30 năm.
Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên say mê với những tác phẩm nghệ thuật
Với quyết tâm tìm lại, phục dựng những nét văn hóa tinh thần quý giá của cha ông, Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên đã dành thời gian say sưa nghiên cứu. Sản phẩm từ khối óc, bàn tay và tâm huyết của người nghệ nhân dần được lột tả qua nghệ thuật gốm phù điêu.
Gốm phù điêu là một dòng sản phẩm có từ rất lâu đời, thể hiện họa tiết nổi trên đồ gốm do người Hải Phòng độc lập phát triển. Từng sản phẩm là ngôn ngữ riêng của nghệ nhân chuyển tải các ý tưởng, chủ đề nghệ thuật về vẻ đẹp quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
Đây là loại hình nặn đắp theo lối của người xưa, dễ làm đồ phỏng cổ, dễ sáng tác… Với gốm phù điêu, từng giá trị văn hóa tinh thần được thể hiện rõ nét, vì thế ở đâu có gốm phù điêu thì ở đó mang đậm hồn cốt dân tộc.
Gốm hình ấm trà
Các tác phẩm gốm phù điêu của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên đều mang dáng vẻ dung dị, mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế. Đó là vẻ đẹp hài hòa của nét văn hóa truyền thống hòa quyện với cỏ cây, hoa lá, thiên nhiên của đất trời.
Nét độc đáo thể hiện ở chỗ, mỗi sản phẩm bình gốm chỉ sản xuất độc bản. Từ khâu chế tác, khắc khuôn âm bản, nặn khắc tinh xảo, công phu, tất cả được làm thủ công qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân. Bình gốm phủ men gio, nung củi, hoàn toàn theo công thức truyền thống thuần Việt từ ngàn xưa cha ông để lại.
Kế thừa những nét đẹp của nghề truyền thống mà cha ông để lại, sau khi đã dày công nghiên cứu, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên đã dựng xưởng sản xuất gốm phù điêu ngay tại quê nhà. Cơ sở gốm Phù Điêu trong thời gian qua đã sản xuất hàng nghìn sản phẩm làm bằng tay, mẫu mã khác nhau, thể loại đa dạng, tất cả đều khắc họa về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.
Với những đóng góp bằng tài trí, niềm đam mê và sử dụng công nghệ làm gốm hiện đại, năm 2020 cơ sở Gốm phù điêu Hải Phòng có tới 9 sản phẩm được UBND tp. Hải Phòng công nhận sản phẩm Ocop.
gốm phù điêu thể hiện hồn xưa, thuần phong mỹ tục
Ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng ban Quản lý Di tích Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (đơn vị quản lý Khu tưởng niệm Vương triều Mạc) nhận định tác phẩm của nghệ nhân Phạm Văn Tuyên mang hồn dân tộc với những nét đặc sắc riêng. Lần đầu tiên ông Thành được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm phù điêu đẹp tinh xảo đến thế.
Có thể nói, "Gốm phù điêu" - sản phẩm làm bằng tay, phủ men gio, nung củi - công thức truyền thống, thuần Việt, đã trở thành một phương pháp độc lập, một thương hiệu của riêng thầy. Mỗi tác phẩm là một kỳ công, mỗi tác phẩm là một lời tâm tình của đất, của lửa, của nước, của những sẻ chia…Tất cả minh chứng về tài năng của Kỷ lục gia Phạm Văn Tuyên đã đạt đến đỉnh cao của nghề, tư duy về cội nguồn được khởi từ tâm giác ngộ.
Bài, ảnh: Nguyễn Hưng
Từ Khóa : Gốm phù điêu, Hải Phòng, Phạm Văn Tuyên
Ý kiến bạn đọc

Một số điểm mới của Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP
.jpg)
Đak Đoa - Gia Lai: Tạo “Cú hích” từ sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Chương trình sản phẩm OCOP Trà Vinh gia tăng giá trị nông sản

Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
