Đắk Nông: Khẳng định giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP
Gia tăng giá trị sản phẩm OCOP Đắk Nông
Là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Nông triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Đắk Mil hiện có 13 sản phẩm nông sản đạt chứng nhận sản phẩm OCOP hạng từ 3 - 4 sao cấp tỉnh. Trong số đó, các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao như cà phê bột Đắk Đam của HTX nông nghiệp Công Bằng Thuận An, dầu Sachi của Công ty cổ phần Sachi Tây Nguyên....jpg)
Cà phê bột Đắk Đam được tỉnh Đắk Nông cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Theo ông Lê Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil, Mục tiêu của huyện là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Để phát triển sản phẩm đa dạng, huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến từng chủ thể. Hướng dẫn cho các chủ thể hiểu được ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng các sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP. Từ đó, phối hợp các cơ quan liên quan hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nông nghiệp tốt, hỗ trợ tem truy suất nguồn gốc…
“Khi giá trị sản phẩm từng bước được nâng lên, khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ khác biệt so với các sản phẩm chưa tham gia Chương trình sản phẩm OCOP", ông Hoàng chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương, Giám đốc Công ty Thương mại, xuất nhập khẩu Macca Sachi Thịnh Phát, thành phố Gia Nghĩa cho biết, Sau khi có chứng nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm macca của đơn vị đã tạo niềm tin cho khách hàng, chất lượng sản phẩm được khẳng định, dễ vào các chuỗi siêu thị.
Nhờ đó, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, sản phẩm của công ty vẫn được bạn hàng quan tâm, ủng hộ. Hiện, công ty đang liên kết xuất bán cho thị trường Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Trung bình, xuất bán ra thị trường khoảng 100 tấn macca/năm.
Đắk Nông khẳng định thương hiệu qua sản phẩm OCOP
Theo ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP được tỉnh Đắk Nông triển khai từ năm 2018. Thời gian qua, đã có nhiều người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình..jpg)
Đắk Nông có 41 sản phẩm OCOP phân hạng từ 3 - 4 sao
Đến nay, Chương trình đã mang lại những thành công bước đầu, với nhiều sản phẩm OCOP ra đời, là tiền đề khẳng định giá trị thương hiệu sản phẩm của tỉnh Đắk Nông, có sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân. Chương trình cũng được xem là một trong những hướng đi kỳ vọng của tỉnh Đắk Nông khi xây dựng những sản phẩm OCOP được thị trường chấp thuận.
Trên thực tế, các sản phẩm đạt OCOP đã gia tăng được giá trị, góp phần phát triển kinh tế, tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Cụ thể, doanh thu của các sản phẩm OCOP tăng bình quân 26%/năm. Trong đó, 15 sản phẩm có giá bán tốt hơn sau chứng nhận OCOP.
Ông Yên cũng cho hay, để nông nghiệp phát triển, UBND tỉnh đã định hướng người dân cần thay đổi các vấn đề như sản xuất theo nhu cầu thị trường; doanh nghiệp cần kết nối với người nông dân; gắn sản phẩm OCOP trong phát triển du lịch, kết nối du lịch với nông nghiệp.
Theo thống kê, đến hết năm 2021, tỉnh Đắk Nông có 41 sản phẩm được công nhận OCOP hạng từ 3 - 4 sao. Có 11 sản phẩm đang được đề nghị công nhận sản phảm OCOP, nâng tổng số sản phẩm đạt chứng nhận lên 52. Đáng chú ý, Đắk Nông đã có 8 sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bài và ảnh: Minh Khuê (TH)
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Đắk Nông, Đắk Nông: Khẳng định giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP
Ý kiến bạn đọc
.jpg)
Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm: Sản phẩm OCOP ấn tượng đất thành Nam
.jpg)
Chương trình OCOP đánh thức tiềm năng nông sản vùng cao biên giới Lào Cai
.jpg)
Làng hoa Sa Đéc – Đồng Tháp rạo rực đón mùa hoa Tết Nhâm Dần 2022
.jpg)
Vân Đồn - Quảng Ninh: Gỡ khó cho người dân trong tiêu thụ cam Vạn Yên
.jpg)