Đắk Lắk: Nâng cao giá trị thương hiệu socola Việt Nam

OVN - Đắk Lắk còn có đầy đủ điều kiện thích hợp để phát triển cây ca cao, nguồn nguyên liệu làm nên socola được đông đảo người tiêu dùng yêu thích. Nhận thấy tiềm năng trên, Giám đốc Công ty ca cao Nam Trường Sơn đã tập trung xây dựng thương hiệu ca cao Đắk Lắk

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao

Khoảng giữa thế kỷ XX, người Pháp đã đem hạt giống ca cao trồng tại Việt Nam trong đó có tỉnh Đắk Lắk, nhưng tình hình chiến tranh khiến việc canh tác khó khăn.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Các sản phẩm của công ty Ca cao Nam Trường Sơn


Phải đến những năm 2000, để tìm loài cây thay thế diện tích cà phê không thể tái canh, cây ca cao bắt đầu được quan tâm phát triển. Năm 2015, Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO) xếp ca cao Việt Nam vào loại “Ca cao hảo hạng”. Mặc dù chế biến hạt ca cao thô ra thành phẩm giúp tăng giá trị lên hơn 400% so với bán hạt ca cao thô, nhưng vì thời gian từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch khá dài (4-5 năm) cùng quy trình chế biến, xử lý thành phẩm phức tạp khiến bà con nông dân chưa mặn mà với loài cây trồng này.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Các sản phẩm của công ty Ca cao Nam Trường Sơn

Thấu hiểu khó khăn của những hộ trồng ca cao, năm 2007, anh Trương Ngọc Quang – Giám đốc Công ty Ca cao Nam Trường Sơn tỉnh Đắk Lắk bắt tay vào nghiên cứu công thức sản xuất các mặt hàng từ cây ca cao. Anh Quang mong muốn nơi đây sẽ trở thành trung tâm thu mua nguyên liệu, nhằm giúp bà con nông dân ổn định thu nhập, đồng thời chế biến sản phẩm ca cao giúp gia tăng giá trị phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Anh Trương Ngọc Quang – Giám đốc Công ty Ca cao Nam Trường Sơn


Thời điểm đó, ngành công nghiệp chế biến ca cao Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Vì vậy, để nắm được kỹ thuật, phương thức trồng trọt, anh Quang phải tìm đọc tài liệu nước ngoài, tự nghiên cứu, đầu tư máy móc đơn giản thử nghiệm chế biến tại nhà. Nhờ nỗ lực không ngừng, chỉ sau một năm, bột ca cao cùng bơ ca cao ra đời, tiếp thêm động lực cho anh trên con đường đưa sản phẩm vùng cao Tây Nguyên đến thị trường trong nước lẫn thế giới.

Anh Quang chia sẻ “Khi nhắc về socola, người ta thường nghĩ về các thương hiệu xuất xứ tại châu Âu. Ngành công nghiệp chế biến socola ở nước ta tương đối mới nên việc quảng bá sản phẩm còn hạn chế. Đây vừa là khó khăn vừa là cơ hội giúp công ty có những bước đi vững vàng hơn”.

Xây dựng sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ca cao

Suốt 7 năm liền (2010 - 2017), anh Quang liên tục học hỏi kỹ thuật, công nghệ từ những quốc gia đã thành công ở ngành chế biến socola như Vương quốc Anh, Bỉ,... Đồng thời, công ty còn đẩy mạnh đầu tư máy móc hiện đại nhằm nâng cao tiến độ và mở rộng quy mô sản xuất.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Du khách nước ngoài tham quan vườn ca cao của công ty


Nhờ vậy, giá thu mua hạt ca cao của công ty luôn cao hơn giá thị trường 10.000 đồng/ký, giúp người nông dân yên tâm trồng trọt. Bên cạnh đó, hiểu được tâm lý khách hàng thường yêu thích sản phẩm bao bì đẹp, làm quà tặng nên việc thiết kế nhãn mác ấn tượng cũng được công ty chú trọng.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Khách hàng tham quan gian hàng của Công ty ca cao Nam Trường Sơn


Sau nhiều nỗ lực, hai sản phẩm Socola Sữa (chứa 60% ca cao) và Socola Đen (chứa 70% ca cao) mang thương hiệu Nam Trường Sơn ra mắt thị trường Việt Nam, được người tiêu dùng đánh giá cao vì mang đậm hương vị châu Âu. Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại những tỉnh thành phát triển du lịch như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng…

Không dừng lại ở đó, năm 2018, một số mặt hàng gồm bột ca cao, socola,… tiếp cận khách hàng Nhật Bản, Canada. Tuy số lượng chưa đáng kể nhưng đây chính là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp chế biến socola tại Đắk Lắk nói riêng, Việt Nam nói chung.

Năm 2020, bột ca cao nguyên chất Nam Trường Sơn đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Tiếp đó, năm 2021, Socola Sữa và Socola Đen cũng được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận OCOP 4 sao. Anh Quang mong muốn cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lăk sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng cửa hàng trưng bày, tạo kênh giao lưu sản phẩm OCOP, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đến nhiều tỉnh thành nhằm quảng bá thương hiệu ca cao Đắk Lăk rộng rãi trên cả nước.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Năm 2020, bột ca cao nguyên chất Nam Trường Sơn đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh


Hiện, công ty đang kết hợp cùng đối tác ở Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hà Nội,… tăng diện tích trồng ca cao, hình thành chuỗi giá trị, tiến tới xây dựng nhà máy tầm trung trên địa bàn. Qua đó, anh Quang hy vọng từ 1200ha, diện tích ca cao có thể nâng lên hơn 4000ha, đẩy mức giá thu mua lên 80.000 đồng/ ký, hỗ trợ thu nhập cho bà con nông dân. Ngoài ra, công ty Nam Trường Sơn dự kiến mở các lớp đào tạo về kỹ thuật canh tác ca cao, hướng đến nhân rộng quy mô sản xuất sản phẩm giá trị cao.

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Năm 2021, Socola Sữa và Socola Đen được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao

Đắk Lắk khai thác lợi thế từ cây ca cao
Bằng Xác lập giá trị Top Việt Nam cho sản phẩm Bột Ca cao Nam Trường Sơn


Anh Quang cho biết, phát triển sản phẩm gắn với du lịch địa phương là một trong những dự án mà công ty luôn ấp ủ. Để thực hiện điều đó, anh đang phối hợp Sở Nông nghiệp, Sở Du lịch, Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk sử dụng 2-3 ha diện tích vườn ca cao tại công ty, xây dựng mô hình phục vụ khách du lịch tìm hiểu, trải nghiệm chế biến socola.

Trong tương lai, ngoài cà phê, mong rằng khi du khách tham quan Đắk Lắk sẽ nhớ về hình ảnh cây ca cao và sản phẩm socola như biểu tượng của địa phương.

Bài và ảnh: An Nhi










Tin liên quan

Tin mới hơn

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP
OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao
OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực
OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP
OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Quảng Thành nâng cao chuỗi giá trị nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
OVN - Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
Tỉnh Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá sản phẩm  OCOP
Tỉnh Đồng Tháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
OVN -Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và đang từng bước hỗ trợ các địu lịch.Việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thời gian qua được tỉnh Đồng Tháp OCOP.

Tin khác

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Quảng Ngãi:  166 sản phẩm được công nhận OCOP
Quảng Ngãi: 166 sản phẩm được công nhận OCOP
OVN - Các địa phương xây dựng, trình bày câu chuyện riêng về sản phẩm OCOP của mình để góp phần lôi cuốn khách hàng, nâng cao giá trị sản phẩm.
Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
OVN - Thanh long ruột đỏ được biết đến là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Hiện nay, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng thanh long ruột đỏ lớn thứ tư trên cả nước, sau tỉnh các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Từ một vài héc ta những năm đầu triển khai, đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi đất trồng lúa, đất vườn tạp, sang trồng thanh long ruột đỏ, nâng diện tích trồng thanh long ruột đỏ toàn tỉnh tăng mạnh.
Tiền Giang: Hỗ trợ thành lập hợp tác xã tham gia chương trình OCOP
Tiền Giang: Hỗ trợ thành lập hợp tác xã tham gia chương trình OCOP
LNV - Tiền Giang đã tổ chức thẩm định 228 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, có 216 sản phẩm đạt chuẩn, bao gồm 121 sản phẩm hạng 3 sao và 95 sản phẩm hạng 4 sao. Với những kết quả đạt được, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang đã đề xuất một số phương hướng dự kiến triển khai trong thời gian tới, bao gồm việc thu hút thêm chủ thể tham gia OCOP và hỗ trợ thành lập HTX.
Đặc sắc hương vị cà phê xứ lạnh Kon Tum
Đặc sắc hương vị cà phê xứ lạnh Kon Tum
OVN - Với chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao do hợp thổ nhưỡng, cà phê xứ lạnh (cà phê dòng Arabica) đang được tỉnh Kon Tum hướng đến xây dựng thương hiệu, trở thành mặt hàng nông sản chủ lực tại vùng trồng và đặc sản của địa phương.
Khám phá 7 điểm đến hấp dẫn cho những tín đồ cà phê tại Việt Nam
Khám phá 7 điểm đến hấp dẫn cho những tín đồ cà phê tại Việt Nam
OVN - Từ thế kỷ 19 cho tới nay, cà phê đã trải qua một chặng đường khá dài để trở thành một phần không thể thay thế trong văn hoá và đời sống của người Việt. Dựa vào bình chọn của du khách, Booking.com đã tập hợp 7 điểm đến tại Việt Nam cà phê.
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
Gạo “Cái quạt mo” sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao
OVN - Với chất lượng gạo thơm ngon được trồng ở vùng đất ven sông Trường Giang, HTX Nông nghiệp Thanh niên Thăng Bình đã tạo nên loại gạo độc đáo đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
Hà Giang: Khai thác sản phẩm thế mạnh địa phương hướng đi triển vọng ở Xín Mần
LNV - Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng; đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai mạnh mẽ nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên thị trường.
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
Đưa hương vị chè Đá Hen vào sản phẩm OCOP
OVN – Nhờ tìm ra hướng đi đúng đắn cho cây chè, trong những năm qua, làng nghề chè Đá Hen đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nên thương hiệu riêng đạt chất lượng OCOP.
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
Độc đáo nét đẹp của sản phẩm Đèn Thôn nữ OCOP 4 sao
OVN - Qua bàn tay người nghệ nhân Gỗ nghệ thuật Âu Lạc, Đèn Thôn nữ được chế tác thủ công trên nền chất liệu gỗ thô mộc, tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ sống động hồn quê Việt.
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
Bánh gai Tứ Trụ - Sản phẩm OCOP 3 sao
OVN - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ có nguồn gốc từ làng Mía, thuộc địa phận xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai Tứ Trụ nổi tiếng là món quà quê dân dã, trở thành món đặc sản của xứ Thanh, được khách hàng trên cả nước biết đến.
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
Cô giáo Ngát với trà thảo mộc
OVN - Bằng sự nỗ lực, cô Hoàng Thị Ngát - Cô giáo dạy trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đã chế biến thành công sản phẩm Trà thảo mộc được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (UBND) công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.
Sản phẩm OCOP 4 sao từ nghề làm mắm tép ở Gia Viễn
Sản phẩm OCOP 4 sao từ nghề làm mắm tép ở Gia Viễn
OVN – Từ nguồn nguyên liệu ở làng nghề truyền thống làm mắm tép Gia Viễn, chị Nguyễn Thị Lê Thanh (TP Ninh Bình) đã phát triển sản phẩm thịt chưng mắm tép mắm đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Nâng tầm sản phẩm Làng nghề nước mắm Khúc Phụ
Nâng tầm sản phẩm Làng nghề nước mắm Khúc Phụ
OVN - Những năm gần đây, cùng với bảo đảm chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất nước mắm tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) chú trọng đầu tư mẫu mã, cải tiến công nghệ, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động