Bắc Giang: Phát triển, nâng hạng các sản phẩm OCOP
Bắc Giang phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP
Năm 2022, tỉnh Bắc Giang phấn đấu có thêm 25-30 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2-3 sản phẩm); phấn đấu xây dựng, phát triển ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia (dự kiến vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ gạo Chũ,...)
Các sản phẩm OCOP Bắc Giang được gắn tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng và đóng gói bao bì, nhãn mác bắt mắt (ảnh: .baobacgiang.com)
Tỉnh Bắc Giang cũng sẽ rà soát, lựa chọn để xây dựng mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch, phấn đấu có tối thiểu 1 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn nhằm thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch của tỉnh.
Đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng, tỉnh Bắc Giang tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Tập trung tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, tăng cường giám sát; có hệ truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; tăng quy mô sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ. Tỉnh phấn đấu năm 2022 nâng hạng sao từ 5-10 sản phẩm OCOP.
Trong năm nay, tỉnh Bắc Giang tăng cường các hoạt động tập huấn, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm về bao bì, tem nhãn mác, thương hiệu, hồ sơ sản phẩm cho các chủ thể có sản phẩm OCOP đã được công nhận từ 3 sao trở lên và các chủ thể sản xuất có sản phẩm mới tham gia chương trình năm 2022. Bên cạnh đó, Bắc Giang đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tỉnh Bắc Giang còn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận đạt sao; tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa của địa phương.
Nâng tầm thường hiệu sản phẩm OCOP Bắc Giang
Cũng trong năm 2022, Bắc Giang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường. Tỉnh tiếp tục xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương…Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP hiện được đánh giá là hướng đi đúng trong phát triển sản xuất sản phẩm nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy nội lực của chủ thể và những lợi thế của địa phương, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần khu vực nông thôn.
.jpg)
Năm 2021, 61 sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên (Ảnh: bacgiang.gov.vn)
Các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP Bắc Giang đã chủ động đưa sản phẩm tham gia vào các kênh bán hàng online như: Voso, san24h, shopee, tiki… Nhờ đó đã giúp sản phẩm tiêu thụ thuận lợi trong mùa dịch như: Sản phẩm mỳ gạo Chũ của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và tiêu thụ mỳ Trại Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn; các sản phẩm chế biến từ gà đồi Yên Thế của Hợp tác xã nông nghiệp xanh Yên Thế.
Bài và ảnh: Minh Khuê (TH)
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, OCOP Bắc Giang, Bắc Giang: Phát triển, nâng hạng các sản phẩm OCOP
Ý kiến bạn đọc

Qua Bắc Hà (Lào Cai) tham dự Chợ phiên Cán Cấu
.jpg)
OCOP Quảng Ninh: Rộng mở niềm năng phát triển quế hữu cơ Đầm Hà
.jpg)
Hà Nội – Điểm kết nối tiêu thụ nông sản, đặc sản cả nước
.jpg)
Đắk Nông: Khẳng định giá trị thương hiệu cho sản phẩm OCOP
.jpg)