Loading... Loading...

Quảng Nam: Khôi phục làng nghề phở sắn trước nguy cơ mai một

Thứ ba, 28-06-2022 | 09:53GMT+7
OVN - Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của Suối Nước Mát – Đèo Le hay di tích lịch sử hào hùng Hòn Tàu, Hòn Chiêng, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam còn lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống (gốm Quế An, rèn Quế Châu, nón Quế Minh...), trong đó, độc đáo nhất là làng nghề phở sắn Đông Phú.
Độc đáo phở sắn Quảng Nam
 
Năm 2009 UBND tỉnh Quảng Nam công nhận làng nghề phở sắn Đông Phú là làng nghề truyền thống của tỉnh. Sự kiện này đã mở ra cơ hội cho nghề truyền thống của địa phương những cơ hội phát triển mới trước nguy cơ bị mai một.
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Độc đáo phở sắn Quảng Nam

Cây sắn (miền Nam gọi là củ mì) phát triển mạnh mẽ trên vùng đất đai cằn cỗi ở huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam). Thời kháng chiến, sắn là nguồn thực phẩm giúp bà con vượt qua cơn đói. Bên cạnh cơm độn sắn, người dân Quế Sơn đã sáng tạo nhiều món ăn như bánh ít sắn, bánh chập chập, đặc biệt là phở sắn. Đầu thập niên 1960, một số lò phở sắn xuất hiện ở địa phương nhưng nhanh chóng đóng cửa do chiến tranh tàn phá. Mãi đến năm 1996, ông Dương Ngọc Xinh (người xã Đông Phú, huyện Quế Sơn) tiến hành tiếp nối và lưu truyền nghề làm phở sắn đến nay.
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Chị Lê Thị Kim Ánh – Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Caromi

 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam

Phở sắn màu vàng nhạt, hình lưới võng, làm từ bột sắn. Khác với phở làm từ gạo phải chần qua nước sôi mới có thể chế biến, phở sắn chỉ cần ngâm vài phút vào nước ấm hoặc nước nguội. Củ sắn trước khi nghiền thành bột được tách bỏ vỏ sạch sẽ. Bột sắn cũng ngâm nước 3 ngày 3 đêm nhằm loại bỏ hoàn toàn độc tố, giúp giữ lại chất xơ cùng dưỡng chất cần thiết, kế tiếp là nấu thành hồ làm phở sắn. 
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Các sản phẩm của công ty Caromi


Để tạo hình lưới, một người đảm nhiệm việc rây hồ, còn người khác dùng vỉ tre bôi mỡ chống dính, định hình phở sắn và đem phơi nắng chờ phở khô. Thời điểm đó, tất cả các công đoạn đều thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra, thị trường nhỏ hẹp (chủ yếu là các chợ địa phương Quảng Nam) nên nhiều hộ thường hạ giá thành, số khác lại chọn chuyển sang công việc thu nhập ổn định hơn.  

Nâng tầm thương hiệu phở sắn Quảng Ninh 

Lớn lên trong gia đình có truyền thống làm phở sắn, anh Dương Ngọc Ảnh, con ông Dương Ngọc Xinh thấu hiểu nỗi vất vả của những hộ làm nghề ở xã Đông Phú. Một lần về thăm quê, anh không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh làng nghề do chính cha mình khởi xướng đứng trước nguy cơ mai một. Chính vì vậy, dù đang công tác tại một tập đoàn công nghệ đa quốc gia, năm 2018, anh trở về Đông Phú sáng lập công ty Cổ phần Caromi, kinh doanh sản phẩm từ cây sắn, chủ yếu là phở sắn.
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam


Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam


Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam

Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam

Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Những món ăn chế biến từ phở sắn chinh phục vị giác của thực khách

Nhằm nâng cao tiến độ đồng thời giảm hao tốn sức người, những công đoạn vẫn được giữ nguyên nhưng anh tập trung đầu tư máy móc như máy trộn bột, máy ép phở. Sản lượng vì thế mà tăng lên, trung bình công ty sản xuất 200 ký phở sắn, cung cấp cho nhiều nhà hàng, quán ăn ở Quảng Nam đồng thời phân phối đến các siêu lớn như: VinMart, CoopMart,…
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Khu phơi phở sắn trước khi chuyển qua giai đoạn chia nhỏ và đóng gói

Chỉ sau một năm đi vào hoạt động, Caromi gặt hái giải thưởng khởi nghiệp gồm: Giải nhất “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, giải Nhì “Trình bày ý tưởng khởi nghiệp trước nhà đầu tư quốc tế SURF Đà Nẵng”. Chị Lê Thị Kim Ánh – đồng sáng lập Caromi chia sẻ, thành công bước đầu vừa là động lực để công ty tiếp tục theo đuổi dự án vừa là kênh quảng bá hiệu quả giúp nhiều người biết tới làng nghề phở sắn Đông Phú.

Tín hiệu đáng mừng bắt đầu xuất hiện khi hơn 50 hộ gia đình quay lại làm nghề, bởi chính sách cam kết đảm bảo đầu ra. Không chỉ vậy, Caromi còn tạo việc làm cho người dân xã Đông Phú với mức thu nhập từ 7 – 15 triệu đồng/tháng, góp phần ổn định đời sống của bà con trong xã. 
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Chị Kim Ánh giới thiệu với du khách phương pháp chế biến những món ăn ngon từ phở sắn
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Đoàn khách du lịch đến tham quan làng nghề phở sắn
 
Ngoài phở sắn, bánh tráng sắn Caromi được đông đảo thực khách ấn tượng vì độ dai vừa phải, dẻo, ít bị rách khi cuốn. Hai sản phẩm trên hiện có mặt tại các nhà hàng địa phương, phục vụ du khách nhiều món ăn thơm ngon, đậm đà. Phở sắn chỉ cần ngâm nước khoảng 5 phút, vớt để ráo, nấu món trộn hoặc phở nước ăn kèm thịt cá, hải sản. 
 
Độc đáo phở sắn đất Quảng Nam
Sản phẩm Phở sắn và Bánh tráng sắn Caromi đạt chứng nhận OCOP 4 sao tỉnh Quảng Nam năm 2021

Năm 2020, phở sắn Caromi tiếp cận người tiêu dùng “xứ Chùa Vàng” Thái Lan. Đồng thời, công ty Caromi phối hợp với công ty du lịch địa phương tổ chức tour du lịch trải nghiệm chế biến phở sắn ở TP. Hội An. Chính những nỗ lực phát triển sản phẩm và bảo tồn làng nghề, phở sắn Caromi được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao và bánh tráng sắn cũng đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2021. 

Vì tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 - 2021, việc xuất khẩu cùng hoạt động du lịch tạm thời bị gián đoạn. Trong bối cảnh Quảng Nam là điểm đến Năm du lịch quốc gia 2022, chị Ánh đang nghiên cứu hướng phát triển du lịch làng nghề, góp phần đưa phở sắn Đông Phú tiếp cận đông đảo khách du lịch.   

 Bài và ảnh: Quí Nhi








 

Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Quảng Nam: Khôi phục làng nghề phở sắn trước nguy cơ mai một

Ý kiến bạn đọc