Trang chủ / Câu chuyện sản phẩm / Phú Thọ: Nhiều giải pháp gia tăng giá trị nông sản địa phương với sản phẩm OCOP
Phú Thọ: Nhiều giải pháp gia tăng giá trị nông sản địa phương với sản phẩm OCOP
Phú Thọ phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng sẵn có
Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP“, tỉnh Phú Thọ đang sở hữu 78 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 48 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt hạng 3 sao và 30 sản phẩm hạng 4 sao..jpg)
Hội chợ nông sản sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2020 (Ảnh: Internet)
“Các sản phẩm OCOP Phú Thọ không chỉ mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp địa phương mà còn giúp phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng gia tăng giá trị nông sản”, ông Trần Tú Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) nhận định.
Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 75 làng nghề truyền thống, 501 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động cùng một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn phát triển khá toàn diện theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng. Đây là tiềm năng sẵn có để các tổ chức, cá nhân sản xuất những sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tham gia Chương trình sản phẩm OCOP tạo nên những sản phẩm có giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường.
.jpg)
Một số sản sản phẩm OCOP Phú Thọ (Ảnh: Cổng TTĐT Phú Thọ)
Thời gian qua, các cấp, ngành tỉnh Phú Thọ đã tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình sản phẩm OCOP bằng những giải pháp cụ thể như: Định hướng tư vấn nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…
Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, các quy định trong an toàn thực phẩm và môi trường. Trong đó, một số sản phẩm của HTX, làng nghề, nghề truyền thống như: Mỳ gạo Hùng Lô, nếp gà gáy Mỹ Lung, thịt chua Thanh Sơn, tương làng Bợ, bưởi Đoan Hùng, chè Hoài Trung, chè Phú Thịnh... đều đã đạt tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm OCOP Phú Thọ hạng 3 sao, 4 sao.
Phú Thọ tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm OCOP địa phương
Theo kế hoạch, năm 2022 tỉnh Phú Thọ phấn đấu có thêm 56 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên. Lũy kế đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 124 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao trở lên.Tinhe Phú Thọ cũng phấn đấu có ít nhất 40% sản phẩm đã đạt chuẩn sản phẩm OCOP hình thành chuỗi, có sản lượng cung ứng thường xuyên, ổn định, hiệu quả kinh tế, được kết nối liên kết tiêu thụ với các siêu thị, trung tâm thương mại; hỗ trợ xây dựng thêm 1 - 2 điểm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với hoạt động các tua, tuyến du lịch, lễ hội trong tỉnh.
.jpg)
Một số sản sản phẩm OCOP Phú Thọ (Ảnh: Cổng TTĐT Phú Thọ)
Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP. Đồng thời, tập trung hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm OCOP đăng ký mới.
Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức như: Thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên; tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; triển khai xây dựng điểm, trung tâm quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp huyện…
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng và triển khai chính sách khoa học, công nghệ đối với các sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển đổi số trong xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu các sản phẩm “OCOP Phú Thọ” thông qua việc xây dựng phần mềm quản lý sản phẩm, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.
Theo ông Trần Tú Anh, các sản phẩm OCOP Phú Thọ đang tiếp tục góp phần tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Giá trị sản phẩm không ngừng gia tăng, thu nhập của các hộ kinh doanh, HTX và doanh nghiệp được nâng cao, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công tác tuyên truyền quảng bá về chương trình cần tiếp tục được chú trọng để nâng cao nhận thức của người dân về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước tiến tới xuất khẩu.
Bài, ảnh TH: Tú Anh
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Phú Thọ: Nhiều giải pháp gia tăng giá trị nông sản địa phương với sản phẩm OCOP
Ý kiến bạn đọc

Lâm Đồng: Hấp dẫn tour du lịch vườn trà xứ ngàn thông

Bánh đậu xanh nhân mặn – Quà vặt tuổi thơ
.jpg)
Độc đáo tranh từ gạo - Sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2021

Đưa sản phẩm OCOP - báu vật của làng quê vươn xa ra thế giới
