Trang chủ / Câu chuyện sản phẩm / Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
Thứ hai, 02-01-2023 | 14:45GMT+7
OVN - Năm 2022, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 3%. Đánh giá về kết quả tích cực của ngành nông nghiệp vào sự ổn định, phát triển kinh tế chung, Tổng cục Thống kê nhận định: Hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản không ngừng tăng lên qua các năm; quá trình tái cơ cấu đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp Việt Nam tăng mạnh
Nhiều năm trở lại đây, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 85,4 triệu đồng/ha vào năm 2016 lên gần 102,8 triệu đồng/ha năm 2020 và 103,6 triệu đồng/ha năm 2021, năm 2022 ước đạt 104,8 triệu đồng/ha, tăng 1,2% so với năm 2021.
Ảnh minh họa: Internet
Ngành trồng trọt tiếp tục triển khai nhiều mô hình trồng lúa chuyên canh chất lượng cao, nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh và hiệu quả. Hiệu quả sản xuất tăng cao ở những vùng chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nuôi trồng thủy sản, phát triển các vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình kết hợp lúa – cá, nhân rộng mô hình ao nổi nhằm tăng sản lượng thủy sản. Cơ cấu giống nuôi thủy sản thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ giống nuôi truyền thống, tăng giống nuôi chất lượng cao tăng giá trị kinh tế và xuất khẩu. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 184,3 triệu đồng/ha năm 2016 lên 237,3 triệu đồng/ha năm 2020 và 241,2 triệu đồng/ha năm 2021, năm 2022 ước đạt 247,5 triệu đồng/ha tăng 2,6% so với năm 2021.
Tái cơ cấu có nhiều chuyển biến tích cực
Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản diễn ra trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tích cực. Sản lượng các sản phẩm chất lượng cao tiếp tục nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu của nhóm sản phẩm. Một số sản phẩm chủ yếu như thóc chất lượng cao, thóc nếp tăng tỷ trọng trong nhóm thóc từ 23,0% năm 2020 lên 28,6% năm 2022 (theo số liệu ước tính năm 2022); xoài cát chu, cát hòa lộc tăng từ 56,8% lên 58,1%, chôm chôm thái, chôm chôm đường tăng tỷ trọng từ 22,2% lên 32,6%.Bên cạnh đó, một số sản phẩm giá trị kinh tế cao cũng nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành, như: hoa các loại chiếm từ 3,2% của ngành trồng trọt tăng lên 3,6%, sản phẩm cây ăn quả từ 14,9% lên 16,9%; tôm thẻ chân trắng từ 15,4% giá trị thủy sản năm 2020 lên 18,7% năm 2022…

Ảnh minh họa: Internet
Kết quả tích cực của sản xuất nông nghiệp cũng từng bước góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đời sống dân cư và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Số liệu của Tổng cục Thống kê đã minh chứng rõ ràng và sinh động cho thực tế, trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, giá phân bón, giá thức ăn chăn nuôi, giá xăng dầu, nguyên vật liệu sản xuất tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhưng sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn tăng trưởng.
Bên cạnh đó, năng lực sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của gần 100 triệu dân. Cụ thể, năm 2022, sản lượng lúa thu hoạch của Việt Nam ước đạt 42,6 triệu tấn, ngoài phục vụ nhu cầu lương thực trong nước, vẫn xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam vẫn tăng trưởng cao so với các năm trước, ước tính tổng sản lượng thịt hơi các loại chính (trâu, bò, lợn, gia cầm) của Việt Nam năm 2022 đạt trên 7 triệu tấn, tăng 5,26%. Sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 9 triệu tấn, tăng 2,7%.
Hầu hết các loại nông sản khác của Việt Nam đều giữ vững được sản lượng hoặc tăng cao so với các năm trước, như: hồ tiêu, điều, cà phê, chè, trái cây… vẫn duy trì và tăng lượng xuất khẩu, qua đó góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và góp phần kiềm chế lạm phát giá nông sản, lương thực và thực phẩm trên toàn cầu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam, việc tự chủ sản xuất nông lâm thủy sản đã giúp đảm bảo an ninh lương thực, phát triển bền vững của đất nước và có những đóng góp rất quan trọng vào các nỗ lực chung trong giải quyết các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2022 ước đạt 4,16 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 22,59 tỷ USD, tăng 4,8%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 10,92 tỷ USD, tăng 22,9%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 16,93 tỷ USD, tăng 6,1%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 2,38 tỷ USD, tăng 26,7%; Giá trị xuất khẩu muối ước đạt 4,8 triệu USD, tăng 55,7%...
Tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 12 năm 2022 ước đạt 3,83 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu năm 2022 đạt 44,72 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 27,4 tỷ USD, tăng 3,4%; Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 3,32 tỷ USD, tăng 0,2%; Giá trị nhập khẩu thuỷ sản ước đạt 2,75 tỷ USD, tăng 37,8%; Giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 3,12 tỷ USD, tăng 3,9%; Giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,5%; Giá trị nhập khẩu muối ước đạt 47,3 triệu USD, tăng 74,8%.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 12 năm 2022 ước đạt 3,83 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu năm 2022 đạt 44,72 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 27,4 tỷ USD, tăng 3,4%; Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 3,32 tỷ USD, tăng 0,2%; Giá trị nhập khẩu thuỷ sản ước đạt 2,75 tỷ USD, tăng 37,8%; Giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 3,12 tỷ USD, tăng 3,9%; Giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,5%; Giá trị nhập khẩu muối ước đạt 47,3 triệu USD, tăng 74,8%.
Bài và ảnh TH: Anh Khang Vũ
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Ngành nông nghiệp đóng góp tích cực để Việt Nam phát triển bền vững
Ý kiến bạn đọc

Thái Bình: Làng nghề quất Đông Hòa rộn ràng đón tết Quý Mão
OVN - Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần cũng là thời điểm nhiều nhà vườn tại làng nghề quất Đông Hòa, thành phố Thái Bình đang khẩn trương hoàn tất những khâu cuối cùng trong công đoạn chăm sóc cho cây để phục vụ nhu cầu người dân chơi Tết.
Thứ tư, 28-12-2022 | 10:17 -
0
Tôn vinh vai trò sản phẩm đồ uống gắn với phát triển kinh tế - xã hội đất nước
OVN - Ngày 23/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi viết “Ngành đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Thứ sáu, 23-12-2022 | 14:19 -
0
.jpg)
Miến dong Việt Cường: Sản phẩm OCOP 5 sao duy nhất ở Đồng Hỷ phát triển từ làng nghề
OVN - Về làng nghề miến Việt Cường ở xã Hóa Thượng (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên), không ai không biết đến anh Nguyễn Văn Ba với cơ sở sản xuất miến dong quy mô lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch đạt chất lượng OCOP mà còn giúp nhiều người dân có công ăn việc làm ổn định.
Thứ ba, 13-12-2022 | 09:48 -
0

Vĩnh Long chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa
OVN - Tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP và các giải pháp nâng tầm các sản phẩm đã được công nhận nhằm đưa các sản phẩm đi xa hơn nữa trong thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ ba, 29-11-2022 | 14:56 -
0

ĐắK LắK: Đồi dào tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Đề án OCOP của tỉnh Đắk Lắk xác định có 84 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó, nhóm thực phẩm có: Tiêu, Bơ, Sầu riêng, Cam, Quýt, các loại rau quả; Mật ong, Heo thịt, Cá tầm... Đây chính là những thế mạnh để địa phương này phát huy tiềm năng, thế mạnh, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp nông thôn.
Thứ bảy, 26-11-2022 | 10:23 -
0