Trang chủ / Câu chuyện sản phẩm / Huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu): Gắn sản phẩm OCOP với các dịch vụ du lịch
Huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu): Gắn sản phẩm OCOP với các dịch vụ du lịch
Thứ tư, 17-08-2022 | 13:05GMT+7
OVN – Tính đến thời điểm này, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu) có 13 sản phẩm được xếp hạng sao. Nhằm tăng cường quảng bá, nâng tầm thương hiệu sản phẩm, huyện đang thúc đẩy phát triển mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với giới thiệu và tiếp thị các sản phẩm OCOP của địa phương.
Đất Đỏ - Nhiều lợi thế phát triển sản phẩm OCOP
Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện Đất Đỏ có thế mạnh để phát triển và thực hiện chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”.
Mô hình liên kết sản xuất Diệp Châu Long Mỹ (huyện Đất đỏ) tham gia đánh giá, phân hạng OCOP
Đất Đỏ là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tái lập vào cuối năm 2003 trên cơ sở chia tách từ huyện Long Đất theo Nghị định số 152/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính Phủ thành huyện Long Điền và Đất Đỏ.
Toàn huyện Đất Đỏ có 06 xã (Long Tân, Phước Long Thọ, Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Phước Hội) và 02 thị trấn (Đất Đỏ, Phước Hải), phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông, phía Tây giáp huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Châu Đức. Ngờ đó, Đất Đỏ có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển và thực hiện chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm”.

Nhãn xuồng Lộc An của huyện Đất Đỏ - Sản phẩm vừa đạt chứng nhận OCOP
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP huyện Đất Đỏ là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Chương trình OCOP gắn với du lịch cộng đồng
Tính đến tháng 4/2022, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 29 sản phẩm của 16 chủ thể đạt chứng nhận OCOP từ hạng 3 sao trở lên. Riêng huyện Đất Đỏ có 13 sản phẩm được xếp hạng sao, với 6 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 7 sản phẩm đạt 3 hạng sao.
Huyện Đất Đỏ hiện có 13 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP
Cụ thể, các sản phẩm đạt 4 sao gồm: Hạt điều rang muối Nam Long (Cơ sở chế biến hạt điều Nam Long); Khô cá đù bạc thơm, Khô cá chét thơm, Khô cá đù vàng thơm, Khô cá sóc trắng thơm, Cá đù 1 nắng (Doanh nghiệp tư nhân Thuận Du); 7 sản phẩm đạt hạng 3 sao gồm: Nhãn xuồng Lộc An (Tổ hợp tác sản xuất nhãn xuồng Lộc An); Rau xanh Diệp Châu (Tổ liên kết sản xuất Rau xanh Diệp Châu Long Mỹ); Chả cá tươi, chả cá chiên (hộ kinh doanh Trần Thị Mười); Nước mắm nhĩ cá cơm (cơ sở Thiên Lộc); Dưa lưới Long Tân (Tổ hợp tác sản xuất Dưa lưới Long Tân); Mãng cầu ta Phước Thanh (Tổ hợp tác sản xuất Mãng cầu ta Phước Thanh); Khoai môn Láng dài (Tổ hợp tác sản xuất khoai môn Láng Dài).

Đất Đỏ thúc đẩy phát triển mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với giới thiệu sản phẩm OCOP
Bên cạnh đó, tận dụng thế mạnh là vùng đất có nhiều bãi biển đẹp, huyện Đất Đỏ đang chú trọng thúc đẩy phát triển mô hình du lịch cộng đồng kết hợp với giới thiệu và tiếp thị các đặc sản được chứng nhận OCOP của địa phương. Theo đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP như: xây dựng Clip, phát tờ rơi, viết bài tuyên truyền đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức chuỗi gian hàng giới thiệu sản phẩm…vv đến du khách trong và ngoài huyện tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Theo lãnh đạo huyện Đất Đỏ, các hoạt động tuyên truyền sinh động gắn hoạt động du lịch cộng đồng với phát triển sản phẩm OCOP sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với phát triển du lịch và hoàn thành mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bài và ảnh TH: Thuỳ Trang
Ý kiến bạn đọc

Cá nướng hồ Ba Bể - Hương vị khó quên
OVN – Hồ Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) cách Hà Nội khoảng 220km. Đến với hồ Ba Bể, du khách được thỏa sức trải lòng cùng thiên nhiên hoang sơ, mênh mông và huyền ảo, tìm hiểu về đặc trưng văn hóa người Tày tại đây. Đặc biệt, được thưởng thức hương vị cá nướng thơm ngon nức tiếng vùng hồ.
Thứ tư, 20-07-2022 | 09:10 -
0

Rượu ngô Na Hang – Đặc sản miền sơn cước
OVN - Rượu ngô Na Hang được sản xuất theo công thức bí truyền, vì thế mang lại hương vị thơm ngon, đậm đà không phải nơi đâu cũng có được. Rượu ngô Na Hang không chỉ là tâm huyết mà còn là di sản văn hóa của địa phương và đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng đất Tuyên Quang.
Thứ tư, 20-07-2022 | 13:58 -
0
Khám phá làng đặc sản khô cá Đồng Tháp Mười
OVN - Về Đồng Tháp Mười, không ăn khô cá đồng Tam Nông là một thiếu sót lớn. Bởi khô nơi đây không chỉ là món ăn dân dã vùng đồng nước, mà đã trở thành đặc sản. Với những bí quyết chế biến lâu đời, tạo nên mùi vị đặc trưng độc đáo khó nơi nào có được.
Thứ sáu, 15-07-2022 | 09:10 -
0

Bánh phồng tôm – Đặc sản nức tiếng đất Cà Mau
OVN - Nhiều người cho rằng, bánh phồng tôm Cà Mau là một trong những sản phẩm bánh phồng ngon nhất cả nước. Vậy bánh phồng tôm Cà Mau có gì đặc biệt? Thương hiệu nào nổi tiếng trên vùng đất sông nước này?
Thứ năm, 14-07-2022 | 15:21 -
0

Quảng Nam: Khôi phục làng nghề phở sắn trước nguy cơ mai một
OVN - Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của Suối Nước Mát – Đèo Le hay di tích lịch sử hào hùng Hòn Tàu, Hòn Chiêng, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam còn lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống (gốm Quế An, rèn Quế Châu, nón Quế Minh...), trong đó, độc đáo nhất là làng nghề phở sắn Đông Phú.
Thứ ba, 28-06-2022 | 09:53 -
0