Xuân Lộc (Đồng Nai): Nông dân hưởng lợi từ chương trình OCOP

OVN - Nhờ thực hiện chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều nông dân, tổ hợp tác, HTX trên địa bàn H.Xuân Lộc đã thay đổi thói quen sản xuất. Từ đó, cải thiện năng suất và gia tăng thu nhập.


Chôm chôm mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân ở huyện Xuân Lộc (Ảnh minh họa)


Thay đổi thói quen canh tác
Gia đình bà Cao Thị Tuyết Sương (ấp Bình Hòa, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc) có gần 1ha chôm chôm, trước đây cho thu nhập khoảng 30-70 triệu đồng/năm. Nhưng cũng vườn chôm chôm này, vụ mùa năm 2021 thu được 130 triệu đồng. Bà Sương chia sẻ, lúc trước chôm chôm trc giá rẻ. Trúng mùa, trúng giá được khoảng 70 triệu đồng. Mất mùa, mất giá chỉ được vài chục triệu đồng, bà nản không muốn chăm sóc.

Kể từ năm 2018, bà bắt tay ghép cành, trồng thay thế chôm chôm thái. Bà đầu tư thêm đường ống nước, phân gia súc, đến kỳ tự thu hoạch bán cho thương lái. Nhờ đó, thu nhập tăng gấp 2-3 lần. “Từ khi chuyển sang trồng chôm chôm thái, tôi không phải ngồi chợ bán lẻ từng ký như trước. Đến mùa, thương lái vào mua trọn vườn hoặc mình thu hoạch rồi chủ vựa đến vườn cân. Giá cả theo thị trường” - bà Sương cho hay.

Ông Nguyễn Văn Sinh là người trồng cà phê lâu năm ở xã Xuân Tâm. Do không cầm cự nổi với giá cà phê xuống thấp, năm 2015, ông đã cưa bỏ loại cây này. Được Phòng NN-PTNT huyện định hướng, ông Sinh chuyển sang trồng sầu riêng giống Thái và Ri6, chăm sóc theo quy trình VietGAP. Sau 2 năm thu hoạch quả, ông Sinh đã lấy lại được chi phí đầu tư.

Ông Sinh cho biết, để sầu riêng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, ông gần như bỏ hẳn phân bón hóa học. Thay vào đó, ông bao tiêu cá thải, phân cá của những hộ nuôi cá quanh hồ Gia Ui về ủ rồi bón cho cây. Ông dùng chai nước suối cắt ra, đặt chất dẫn dụ ruồi vàng treo khắp vườn. Nhờ vậy, năng suất quả vượt trội, hình thức bắt mắt, chất lượng thơm ngon. Mùa thu hoạch, thương lái tự tìm đến vườn đặt hàng.

Tại xã Xuân Phú, 90% người dân trồng lúa của địa phương đã đăng ký tham gia chương trình sản phẩm OCOP. Phần lớn sản phẩm lúa, gạo của bà con được HTX trên địa bàn bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường bình quân 1-2 ngàn đồng/kg. Theo ông Trần Quang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Tiến, để tạo ra sản phẩm lúa, gạo chất lượng tốt, HTX đã ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ với nông dân trên cơ sở thỏa thuận có sự chia sẻ lợi ích giữa các bên. HTX chủ động kết nối với các đơn vị tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con; thống nhất chọn giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kiểm soát quy trình chăm sóc. Đến mùa, HTX thu mua toàn bộ sản phẩm lúa của các thành viên đem xay xát, đóng gói với nhãn hiệu Lúa gạo sạch Xuân Tiến cung cấp cho các đại lý ở trong tỉnh và TP.HCM.

Ông Phan Thanh Xứng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuân Lộc thông tin, người nông dân trực tiếp sản xuất, đơn vị thu mua và cơ sở chế biến, người tiêu dùng đang hưởng lợi từ chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Nhờ thực hiện chương trình này, nông dân đã dám nghĩ, dám làm, thay đổi thói quen sản xuất; tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm mới. Thu nhập bình quân của người dân nâng lên 63 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi) đạt gần 340 triệu đồng/ha/năm.

Nâng tầm sản phẩm có lợi thế
Thời gian qua, huyện Xuân Lộc tập trung thực hiện chương trình OCOP. Trọng tâm là sản phẩm nông nghiệp chủ lực tạo động lực trong xây dựng nông thôn mới. Huyện đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP nhằm hướng đến phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững.


Sầu riêng là một trong 7 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Xuân Lộc (Ảnh minh họa)


Đến thời điểm này, huyện Xuân Lộc có 7 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Trong đó, 1 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh (trứng gà Thanh Đức), 6 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh (dưa lưới Trang trại Việt, sầu riêng Xuân Định, chôm chôm Bảo Hòa, tiêu đen Xuân Thọ, xoài Đài Loan của HTX Xoài Suối Lớn và rau xà lách gai của HTX Rau Lộc Tiến) theo bộ tiêu chí xếp hạng sản phẩm của Chương trình OCOP. 2 sản phẩm tỉnh đang thẩm định là xoài Đài Loan của HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Bầu Sình, cà phê Phú Sỹ của Cơ sở Cà phê Phú Sỹ.

Theo đánh giá của Hội Nông dân huyện, địa phương có 36 sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Do đó, việc đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP sẽ góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và bổ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Để tiếp tục thực hiện chương trình OCOP gắn với phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2025, Hội Nông dân huyện và cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký tham gia. Đồng thời, phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai đến bà con nông dân; khảo sát, lựa chọn mỗi xã 2 mô hình sản xuất hiệu quả để thực hiện chương trình. Phối hợp với Phòng NN-PTNN huyện hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác, CLB năng suất cao trên địa bàn xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn: VietGAP, GlobalGAP; hỗ trợ kỹ thuật truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và đăng ký chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn.


Dưa lưới nằm trong danh sách sản phâm chủ lực của huyện Xuân Lộc (Ảnh minh họa)


Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng quá trình triển khai chương trình OCOP còn nhiều khó khăn, thách thức. Ðó là việc hình thành chuỗi từ sản xuất, bảo quản, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm còn ít. Số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP của một số địa phương chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế. Trong khi đó, một số sản phẩm có chất lượng tốt, thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc nhưng phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Số khác chưa xây dựng được vùng nguyên liệu đủ đáp ứng cho chế biến, sản xuất còn mang tính chất thời vụ.

Theo Phó chủ tịch UBND H.Xuân Lộc Nguyễn Văn Linh, để giúp nông dân có thể làm giàu bằng sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đối với sản phẩm chủ lực; tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức sản xuất theo hướng trang trại, HTX, tổ hợp tác và gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó, hoàn thiện hạ tầng Cụm công nghiệp Xuân Hưng, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản sử dụng nguyên liệu, lực lượng lao động tại địa phương nhằm mang lại lợi ích cộng đồng.

Ninh Vũ



Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương
OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền
OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng
LNV - Cách Vườn Quốc gia Cát Tiên khoảng 10 phút lái xe, Orchard Home Resort hiện đại được bao bọc bởi những cánh rừng hùng vĩ tại Nam Cát Tiên đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng lý thưởng cho những ai mong muốn nuôi dưỡng tốt sức khỏe tinh thần và yêu thích thiên nhiên.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP
OVN - Những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả tích cực. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc phát triển các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự “vươn mình” của mảnh đất Điện Biên lịch sử.
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
Hòa Bình: 39 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
OVN - Thời gian qua, chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Tin khác

Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
Xuân Giáp Thìn 2024: Sản phẩm OCOP nâng cao giá trị nông sản Việt
OVN - Tại Việt Nam, xu hướng lựa chọn thực phẩm sạch đang có tín hiệu tăng mạnh nhờ sự quan tâm về sức khỏe tiêu dùng. Tận dụng tình hình này, các HTX trên cả nước cũng có cơ hội khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường thông qua việc cung cấp các sản phẩm OCOP dịp Tết sắp tới.
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được xúc tiến mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long
OVN - Tại Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 (diễn ra từ ngày 10 đến 13-12), với sự độc đáo, chất lượng và thương hiệu, những sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên đã gây ấn tượng với khách tham quan trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương
Phát triển du lịch để nâng cao giá trị nông sản địa phương
OVN - Những năm qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tăng cường sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân và phát triển kinh tế của huyện.
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
Bắc Kạn: Giữ gìn và phát triển bền vững du lịch cộng đồng Hồ Ba Bể
OVN - Hiện nay, Ba Bể Green Homestay đã và đang góp phần lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, truyền thống lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua hoạt động phát triển du lịch, đơn vị đã tạo sinh kế và mang lại thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, danh thắng Hồ Ba Bể.
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ
Thành phố Đà Nẵng: Sản phẩm lưu niệm độc đáo từ gỗ
OVN - Nghiên cứu và chế tác sản phẩm thủ công, mỹ nghệ mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc vùng miền để đáp ứng nhu cầu lưu niệm và thưởng lãm cho du khách trong các tour du lịch trải nghiệm - nghỉ dưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của thúc đẩy, phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Đà Nẵng, những tác phẩm gỗ độc đáo, đẹp mắt, thể hiện danh thắng đặc trưng từ Công Ty TNHH Lưu Niệm Quà Việt Conomi chính là món quà độc đáo thu hút và níu chân du khách đến viếng thăm.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Quận Hoàn Kiếm: 18 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao đến 4 sao
Quận Hoàn Kiếm: 18 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao đến 4 sao
OVN - Sáng 27/10, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận Hoàn Kiếm đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận năm 2023. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP quận chủ trì hội nghị.
Tập đoàn VGGROUP đẩy mạnh triển khai chuỗi siêu thị bán các sản phẩm OCOP và hàng tiêu dùng chất lượng cao
Tập đoàn VGGROUP đẩy mạnh triển khai chuỗi siêu thị bán các sản phẩm OCOP và hàng tiêu dùng chất lượng cao
OVN - Ngày 08 tháng 10 năm 2023, tại tổ 10, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, Tập đoàn VGGroup đã tổ chức khai trương đại lý trong chuỗi hệ thống bán hàng toàn quốc OCOPShop.com.vn - DMDMart.vn của tập đoàn, trao Chứng nhận đại lý phân phối cấp 1 cho bà Triệu Thị Thảo, chủ cơ sở kinh doanh các sản phẩm OCOPShop - DMDMart tại tỉnh Cao Bằng.
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
OVN - Hằng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra 2 lễ hội. Đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mồng 4 tháng Giêng Âm lịch) và lễ hội mùa Thu (tháng Chín Âm lịch). Tại Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 tới đây, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) sẽ kết hợp tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP.
Ninh Thuận tập trung phát triển sản phẩm OCOP
Ninh Thuận tập trung phát triển sản phẩm OCOP
LNV - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm từ 20-30 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, đồng thời, tỉnh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn để nâng cao giá trị sản phẩm đã được gắn sao OCOP.
Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
Phú Thọ: Huyện Cẩm Khê thẩm định, phân hạng 16 sản phẩm OCOP
OVN - Vừa qua, huyện Cẩm Khê đã tổ chức hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP năm 2023.
Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
Nỗ lực nâng tầm đặc sản trái cây Hòa Lộc
OVN - Với niềm trăn trở làm sao để xua tan nỗi lo được mùa mất giá của nhà vườn và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, chị Nguyễn Minh Thy - CEO Công ty TNHH SX TM DV Bắc Mỹ Thuận đã nghiên cứu chế biến, đưa sản phẩm từ trái xoài cát Hòa Lộc cũng như một số loại trái cây khác của miệt vườn Tây Nam Bộ vươn tầm trở thành đặc sản OCOP tại tỉnh Tiền Giang.
Chương trình OCOP nâng tầm sản phẩm làng nghề Hà Nội
Chương trình OCOP nâng tầm sản phẩm làng nghề Hà Nội
LNV – Với tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn mạnh, các làng nghề ở Thủ đô Hà Nội đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng để tham gia chương trình OCOP.
Xây dựng sản phẩm OCOP từ mô hình nuôi ong lấy mật
Xây dựng sản phẩm OCOP từ mô hình nuôi ong lấy mật
OVN – Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi ong mật, tỉnh Phú Thọ có nhiều mô hình nuôi ong lấy mật hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.
Quảng Ninh: Nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển sản phẩm OCOP
Quảng Ninh: Nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển sản phẩm OCOP
OVN - Là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm", đến nay nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh đã vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước. Với việc nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm tham gia chương trình OCOP mà tỉnh, các ngành, địa phương đang thực hiện đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn
Tin mới Đọc nhiều
Giao diện di động