Cà Mau: Xây dựng sản phẩm OCOP chất lượng cao
Thứ hai, 16-05-2022 | 14:17GMT+7
OVN – Tthực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, ngoài nâng cao chất lượng 33 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, tỉnh Cà Mau sẽ xây dựng thêm ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm khác đạt từ 3-4 sao.
OCOP Cà Mau - Đi lên trong thế khó
Cà Mau có bờ biển dài 254km, khí hậu đất đai thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi nên có nhiều lợi thế tham gia chương trình OCOP. Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới với 43/82 xã được công nhận đã làm diện mạo nông thôn Cà Mau ngày càng khởi sắc, kết cấu hạ tầng phát triển, nâng cao đời sống người dân.
Sản phẩm OCOP Mật ong RUM CM, được đóng chai từ mật ong tự nhiên rừng U Minh Cà Mau.
Tuy là điều kiện tốt để Cà Mau thực hiện chương trình OCOP. Nhưng về căn bản, Cà Mau vẫn là tỉnh vùng sâu vùng xa, hạ tầng giao thông sông ngòi chằng chịt, hệ thống thủy lợi kém, do đó cần nguồn vốn lớn tu bổ nạo vét hàng năm. Hơn nữa, tổ chức sản xuất quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị nông sản còn thấp chưa ổn định bền vững. Tiêu thụ nông sản chủ yếu ở dạng thô, công nghiệp dịch vụ ngành nghề nông thôn ở mức thấp nên năng lực nhận thức thực hiện chương trình OCOP còn nhiều hạn chế.
Dù đứng trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, dịch tả lợn Châu phi hoành hành, Cà Mau vẫn nỗ lực vượt bậc trong thực hiện chương trình OCOP. Các sản phẩm OCOP chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm: Cua, tôm, ba khía, thòi lòi, cá khô bổi (cá sặc), ba khía muối, chả cá phi, dưa bồn bồn, bánh phồng hàu, bánh phồng tôm…đây được xem là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cà Mau. Đặc biệt, nhiều nhất là sản phẩm từ tôm như: bánh phồng tôm truyền thống, bánh phồng tôm làm từ tôm sú, bánh phồng tôm làm từ tôm đất, tôm khô, tôm rang, chà bông tôm, tôm khô sinh thái, tôm xẻ, tôm khô tách vỏ,… Sản phẩm khác từ cua, cá…cũng hứa hẹn có nhiều thị trường tiềm năng trong ngoài nước.
Sản phẩm OCOP Cà Mau đang đà cất cánh
Để đạt những thành công như hiện nay, đó là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền các cấp và sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp địa phương. Nhưng để thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, thực hiện thành công mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới thì các ngành các cấp, người dân còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.
Đũa làm bằng cây đước - Sản phẩm OCOP Cà Mau tại điểm trưng bày Công ty TNHH Tư Tỵ.
Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, UBND đã xây dựng lộ trình thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nguồn lực xã hội để thực hiện Đề án đạt hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, thực hiện tốt những hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo ông Sử, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cà Mau đưa ra mục tiêu phấn đấu có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt 3-4 sao. Cụ thể, xây dựng, phát triển mô hình du lịch đưa vào chương trình OCOP như: du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng…
Nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 – 2025 là hơn 302 tỷ đồng, trong đó vốn chủ thể tham gia là hơn 102 tỷ đồng. Không chỉ vậy, còn lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án trên địa bàn, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn hợp pháp khác nhằm tập trung phát triển sản xuất.

Khu trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại Trạm dừng chân Tư Tỵ, Thị Trấn Rạch Gốc, nằm trên đường đi Đất Mũi Cà Mau.
Đồng thời, chú trọng các sản phẩm truyền thống, sản phẩm lợi thế, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Cũng như hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể sản xuất phát triển bền vững sản phẩm OCOP.
Với mục đích thực hiện tốt chương trình giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tăng nguồn lực đầu tư chương trình OCOP thông qua các chương trình mục tiêu Quốc gia. Xây dựng những tiêu chí cụ thể làm căn cứ phân bổ nguồn vốn đầu tư cho chương trình OCCOP, gồm các tiêu chí hỗ trợ đặc thù như: xã có diện tích rộng; đơn vị thuộc địa bàn khó khăn, xuất phát điểm thấp, đơn vị ở vùng sâu vùng xa, vùng có kết cấu hạ tầng không cao.
Ngoài ra, đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, UBND tỉnh Cà Mau còn kiến nghị cần chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ các đối tượng chủ thể tham gia chương trình OCOP, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giải quyết được nhu cầu về vốn, đảm bảo phục vụ chương trình OCOP đến năm 2025.
Bài và ảnh: Linh Dương
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Cà Mau: Xây dựng sản phẩm OCOP chất lượng cao
Ý kiến bạn đọc

Gold Cashew – Đưa hạt điều Bình Phước ra thị trường quốc tế
OVN - Thực hiện đổi mới sáng tạo trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến hạt điều, Công ty TNHH Hạt Điều Vàng - Gold Cashew ở xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã thành công đưa sản phẩm hạt điều địa phương vươn ra thị trường quốc tế.
Thứ sáu, 15-04-2022 | 10:02 -
0

Đắk Nông: Nâng tầm vị thế nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ra đời tại Đắk Nông đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, UTZ, 4C, HACCP… Nhờ đó, không chỉ mở rộng quy mô sản xuất, mà còn nâng tầm chất lượng, thương hiệu nông sản địa phương.
Thứ sáu, 08-04-2022 | 14:05 -
0
.jpg)
Phú Thọ: Nhiều giải pháp gia tăng giá trị nông sản địa phương với sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP“, hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 78 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tỉnh này sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử trong và ngoài tỉnh.
Thứ năm, 31-03-2022 | 13:40 -
0

Lâm Đồng: Hấp dẫn tour du lịch vườn trà xứ ngàn thông
OVN - Không chỉ nổi tiếng với thương hiệu trà Ô long 3 bông mai được công nhận đánh giá OCOP 4 sao cấp tỉnh trong năm 2019, mô hình tour du lịch vườn trà của doanh nghiệp Công ty Cổ Phần Long Đỉnh (Long Đỉnh Organic Tea) tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng còn là điểm đến lý tưởng của du khách đam mê trà, yêu thích trải nghiệm thiên nhiên xứ ngàn thông.
Thứ sáu, 04-02-2022 | 00:34 -
0

Bánh đậu xanh nhân mặn – Quà vặt tuổi thơ
OVN - Lớn lên tại xóm lao động nghèo nơi tuyến đường sắt cắt ngang quận Phú Nhuận (Tp.HCM), tuổi thơ tôi gắn liền với thứ quà vặt bình dị được khách tha phương mang đến từ các chuyến đi vào Nam lập nghiệp. Giờ đây, khi đã rời xa sân ga tuổi nhỏ, tôi vẫn nhớ như in hương vị chiếc bánh đậu xanh nhân mặn đặc sản, những tấm lưng còng quanh năm lam lũ cùng đôi quang gánh hàng rong hoài niệm.
Thứ ba, 01-02-2022 | 21:02 -
0