Bánh phồng tôm – Đặc sản nức tiếng đất Cà Mau
Thứ năm, 14-07-2022 | 15:21GMT+7
OVN - Nhiều người cho rằng, bánh phồng tôm Cà Mau là một trong những sản phẩm bánh phồng ngon nhất cả nước. Vậy bánh phồng tôm Cà Mau có gì đặc biệt? Thương hiệu nào nổi tiếng trên vùng đất sông nước này?
Trước hết, bánh phồng tôm Cà Mau mang một màu đỏ nhạt rất bắt mắt. Bởi bánh được pha chế theo một công thức truyền thống mà không ở đâu giống vậy.
.jpg)

Làng nghề làm bánh phồng tôm tập trung ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển với tổng sản lượng gần 300 tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, những năm gần đây bánh phồng tôm được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Đặc biệt sản phẩm bánh phồng tôm Nacama tôm đất của Công ty TNHH-SX-TM-XD Phúc Thịnh (địa chỉ số 116. Pham Bội Châu, khóm 3, phường 7, thành phố Cà Mau) được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020.
Bài: ĐỨC VINH - Ảnh: VIỆT HÀ
.jpg)
Một trong những đặc sản tiêu biểu nhất của Cà Mau là bánh phồng tôm
Thành phần của bánh phồng tôm Cà Mau có tôm và trứng nhiều hơn những nơi khác theo tỉ lệ 10 kg nguyên liệu thì sẽ có: 4 kg tôm tươi, 5 kg bột năng, 1 kg trứng gà và một số gia vị khác. Các thành phần trên được nhồi nhuyễn từ 15 phút trở lên để bột và tôm quyện vào nhau thì mới tiến hành tráng bánh.
Thành phần chính của bánh phồng tôm Cà Mau gồm: bột, tôm tươi, trứng và gia vị
Đến công đoạn tráng bánh, người thợ phải dùng một nồi lớn chứa một nửa là nước, miệng nồi được bịt kín bằng vải tráng bánh. Đun đến khi nước sôi thì tiến hành chan một muỗng lớn bột bánh nguyên liệu lên tấm vải và tráng cho đều dày khoảng 1-2 mm. Khoảng 2 phút thì bánh chín và được đưa lên giàn để phơi. Bánh được phơi khoảng 3 giờ thì đem vào cắt nhỏ thành từng miếng, kích thước khoảng 3 x 6 cm. Sau đó tiếp tục phơi một ngày nắng để bánh khô hẳn. Từ chất liệu, màu sắc cho đến hình dáng của bánh phồng tôm Cà Mau đều mang đậm hương vị miền biển đất mũi..jpg)

.jpeg)
Một số công đoạn làm bánh phồng tôm Cà Mau
Tuy nhiên, tùy theo cách pha chế bột, bí quyết chế biến riêng mà mỗi cơ sở sẽ có những đặc điểm riêng. Hiện nay tại Cà Mau có khoảng hơn 100 hộ làm bánh phồng tôm, trong đó có một số hộ mở rộng, đầu tư trang thiết bị và máy móc hiện đại với lượng sản phẩm sản xuất mỗi ngày hàng trăm kg.
Đặc sản bánh phồng tôm Cà Mau là một món ăn ngon trong những bữa tiệc trong dịp lễ Tết
Làng nghề làm bánh phồng tôm tập trung ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển với tổng sản lượng gần 300 tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, những năm gần đây bánh phồng tôm được UBND tỉnh Cà Mau công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Đặc biệt sản phẩm bánh phồng tôm Nacama tôm đất của Công ty TNHH-SX-TM-XD Phúc Thịnh (địa chỉ số 116. Pham Bội Châu, khóm 3, phường 7, thành phố Cà Mau) được UBND tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020.
Bài: ĐỨC VINH - Ảnh: VIỆT HÀ
Từ Khóa : OCOP Việt Nam, Bánh phồng tôm – Đặc sản nức tiếng đất Cà Mau
Ý kiến bạn đọc

Quảng Nam: Khôi phục làng nghề phở sắn trước nguy cơ mai một
OVN - Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của Suối Nước Mát – Đèo Le hay di tích lịch sử hào hùng Hòn Tàu, Hòn Chiêng, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam còn lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống (gốm Quế An, rèn Quế Châu, nón Quế Minh...), trong đó, độc đáo nhất là làng nghề phở sắn Đông Phú.
Thứ ba, 28-06-2022 | 09:53 -
0

Cà Mau: Xây dựng sản phẩm OCOP chất lượng cao
OVN – Tthực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, ngoài nâng cao chất lượng 33 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, tỉnh Cà Mau sẽ xây dựng thêm ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm khác đạt từ 3-4 sao.
Thứ hai, 16-05-2022 | 14:17 -
0

Gold Cashew – Đưa hạt điều Bình Phước ra thị trường quốc tế
OVN - Thực hiện đổi mới sáng tạo trong việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến hạt điều, Công ty TNHH Hạt Điều Vàng - Gold Cashew ở xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đã thành công đưa sản phẩm hạt điều địa phương vươn ra thị trường quốc tế.
Thứ sáu, 15-04-2022 | 10:02 -
0

Đắk Nông: Nâng tầm vị thế nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
OVN - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ra đời tại Đắk Nông đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, UTZ, 4C, HACCP… Nhờ đó, không chỉ mở rộng quy mô sản xuất, mà còn nâng tầm chất lượng, thương hiệu nông sản địa phương.
Thứ sáu, 08-04-2022 | 14:05 -
0
.jpg)
Phú Thọ: Nhiều giải pháp gia tăng giá trị nông sản địa phương với sản phẩm OCOP
OVN - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP“, hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 78 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tỉnh này sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử trong và ngoài tỉnh.
Thứ năm, 31-03-2022 | 13:40 -
0