Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Câu chuyện sản phẩm - ‘sức mạnh mềm’ của OCOP OCOP chính là các báu vật của từng làng quê

LNV - OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Nó có thể có quy mô không lớn, nhưng độc đáo, thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra.


OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Ảnh: Đinh Tùng


Nhật Bản đặt ra nguyên tắc xuyên suốt trong làm "Mỗi làng một sản phẩm", đó là phát huy nội lực, hướng đến chất lượng xuất khẩu và chủ thể luôn đổi mới sáng tạo. Thái Lan dựa vào công thức 5P, đó là Sản phẩm, Địa danh, Con người, Xúc tiến quảng bá và Bảo tồn.

OCOP chính là các báu vật của từng làng quê. Nó có thể có quy mô không lớn, nhưng nó độc đáo, nó thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra nó. Và đây chính là then chốt để sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường.

Nước mắm truyền thống Cát Hải của Hải Phòng không thể cạnh tranh về giá với nước chấm, nước mắm công nghiệp được. Các hộ sản xuất nhỏ, kể cả HTX, doanh nghiệp nhỏ cũng không thể bỏ tiền để quảng cáo hàng ngày trên ti vi, đài báo được. Quy mô sản xuất cũng khó đủ lượng để phủ hàng ngàn siêu thị trên cả nước.

Do đó, OCOP phải khai thác tiếp cận thị trường theo một cách khác, đó là dựa vào chính sự đặc sắc có tính bản địa của sản phẩm. "Câu chuyện sản phẩm" chính là công cụ hiệu quả để thực hiện truyền thông, quảng bá cho OCOP.

"Câu chuyện sản phẩm" là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng, đến người mua nhằm thay đổi cảm xúc của họ khi mua sắm sản phẩm, dịch vụ, có thể tạo nên thương hiệu của sản phẩm, mang đến suy nghĩ vượt ra ngoài tiện ích và chức năng của sản phẩm, dịch vụ.

Nó mang giá trị vô hình, có thể chạm đến cảm xúc và trái tim của khách hàng, thay đổi hành vi của khách hàng, trở thành một phần lý do họ mua hàng. Với OCOP, thông điệp đó còn mang cả niềm tự hào của các vùng quê về những sản vật của họ.

"Câu chuyện sản phẩm" là lý do tạo nên sự khác biệt và cuốn hút mọi người. Tôi hay lấy ví dụ thế này: có 2 xã cạnh nhau, có 2 ngôi chùa, tất nhiên chùa nào cũng thờ Phật cả. Nhưng tại sao khách lại đến ngôi chùa của xã này đông, còn chùa ở xã kia ít khách tới. Vì ngôi chùa bên này có câu chuyện về sự linh thiêng, bà con kinh doanh buôn bán, các cô cậu muốn kết tóc xe duyên đến lễ nhiều vì họ được nghe đồn về sự linh thiêng đó. Bán sản phẩm OCOP chính là bán câu chuyện sản phẩm.

Làm với niềm tự hào, hay làm vì yêu cầu thủ tục?

Tại Quyết định số 1048 ngày 20/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, gồm nhiều tiêu chí, chỉ tiêu. Riêng phần "câu chuyện sản phẩm" chiếm 10 điểm/100 điểm. "Chưa kể điểm cho tính sáng tạo về ý tưởng của sản phẩm có thêm 3 điểm nữa. Trong khi anh có xuất khẩu hay đạt chứng nhận hữu cơ chăng nữa thì cũng chỉ tối đa 5 điểm. Điều đó cho thấy "câu chuyện sản phẩm" rất quan trọng, giúp hồ sơ OCOP đạt điểm cao tốt hơn, mà cái này hoàn toàn chủ thể OCOP có thể tự làm được.

Đến thời điểm này cả nước đã có gần 7 ngàn sản phẩm tham gia Chương trình, trong đó có 5.021 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Hầu hết các sản phẩm đạt 4 sao trở lên đều làm tốt phần "câu chuyện sản phẩm". Bà con có thể kể vanh vách cái bánh này ngon làm sao, cái chổi kia làm cầu kỳ thế nào, chai rượu ủ men bằng công nghệ đặc biệt của địa phương nổi tiếng cả vùng... nhưng lại không có cái gì chứng minh cả, chỉ kể miệng cho nhau thôi.

Điều này dẫn đến việc sản phẩm khi bán ra thị trường ngoài địa bàn xã hay huyện là khách hàng không thể biết nó đặc sắc ở chỗ nào. Vì vậy gần 80% sản phẩm OCOP trong quá trình hoàn thiện hồ sơ là phải bổ sung xây dựng câu chuyện, rồi in lên bao bì hoặc in lên tờ rơi, hoặc đưa lên website, dựng phim ngắn... Ngay cả cán bộ cơ sở nhiều nơi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của việc xây dựng "câu chuyện sản phẩm", vẫn máy móc rập khuôn, xây dựng câu chuyện sản phẩm dài dòng mà không tạo nút thắt truyền tải được thông điệp giá trị hữu hình và giá trị vô hình của sản phẩm.

Vẫn có nhầm lẫn thương hiệu sản phẩm, nhầm lẫn chỉ dẫn địa lý, đến chứng nhận tiêu chuẩn. Các yếu tố đặc hữu địa phương cần được khai thác mạnh hơn vào trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Thay vì chỉ nói sản phẩm này ngon lắm, thơm lắm, tốt lắm thì thông tin nên gắn liền với địa danh, về con người, về văn hóa, về bảo vệ môi trường, về công nghệ sạch, về những câu chuyện lịch sử ...

Ví dụ quá trình đánh giá phân hạng sản phẩm Trà mãng cầu của Sóc Trăng tham gia 5 sao quốc gia năm 2020, ban đầu họ chỉ có thông điệp là trà thơm, trà ngon, tốt cho sức khỏe nhưng nếu chỉ thế thì ở đâu cũng quảng bá như vậy hết. Nên họ đã khai thác câu chuyện riêng cho trà Mãng cầu Xiêm ở vùng Ngã Năm, Sóc Trăng. Vùng đất này là vùng đất trũng, nhiễm phèn, mặn, úng nên khi trồng, họ ghép cây mãng cầu gai với gốc bình bát. Việc ghép 2 cây này đã tạo nên điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt để mãng cầu cho trái nhiều, ra trái quanh năm, và tạo nên hương vị rất khác biệt.

Hay một cơ sở trà ở Thái Nguyên, họ phát triển 1 sản phẩm mới gọi là Trà tứ quý. Ai cũng biết về trà Thái nguyên rồi, nhưng với sản phẩm này họ đã đẩy thêm 1 bậc nữa, đó là 1 bộ có 4 hộp trà, mỗi loại được thu hoạch vào 1 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. Do vậy mà mỗi hộp có hương, vị đặc sắc riêng. Tôi nghĩ làm được bộ trà này chắc mất cả năm, công phu lắm, điều đó tạo nên tính mới, độc đáo và sự tò mò của khách hàng.

Còn rất nhiều "câu chuyện sản phẩm" khác nữa đang được hoàn thiện. Với hàng vạn sản phẩm OCOP, nó đang tạo nên và đang được tài liệu hóa bằng chính các sản phẩm OCOP một kho tàng cổ tích về đất nước và con người các dân tộc Việt Nam. Ở bất cứ cấp độ nào, việc này có giá trị bảo tồn văn hóa to lớn, tạo nên hình ảnh riêng cho các sản phẩm OCOP của mỗi vùng quê và của Việt Nam khi vươn ra thị trường quốc tế.

Thế mạnh rất lớn của OCOP đó chính là tính đặc hữu, tính độc đáo địa phương.


Bán ít giá cao hay bán nhiều giá thấp?

Thế mạnh rất lớn của OCOP đó chính là tính đặc hữu, tính độc đáo địa phương. Người Israel rất thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, vì khẩu hiệu của họ là “I AM UNIQUE”, dịch ra là Tôi là duy nhất, chỉ có tôi mới có. Trà mạn của ta bán tầm 2-300 ngàn/kg, trà đinh tầm hơn 3 triệu, trà Shan cổ thụ hơn chục triệu đồng. Nhưng trà Đại hồng bào bên Trung Quốc có giá gần 35 tỷ đồng/kg, bởi vì nó được cộng đồng tin rằng nó quý, nó hiếm, câu chuyện sản phẩm của nó làm người mua được thấy may mắn, tự hào, nó thể hiện đẳng cấp.

Tour du lịch từ Sài Gòn đi miền Tây, 2 ngày 1 đêm mà giá có vài trăm ngàn, trong khi chuyến thăm hang Sơn Đòong của Quảng Bình có thể có giá hơn 60 triệu.

Xây dựng "câu chuyện sản phẩm" có thể giúp giá sản phẩm OCOP tăng lên nhiều lần. Mà muốn làm tốt, phải xuất phát từ chính niềm tự hào của người dân, của cộng đồng về sản phẩm đó. Chỉ có họ mới kể ra được lịch sử hình thành và phát triển sản phẩm như thế nào, nó có sự tích gì, nét văn hóa ra sao. Bên cạnh đó rất cần các chuyên gia hỗ trợ để có thể tìm ra các lợi thế khác, ví dụ trà hoa vàng ở Ba Chẽ - Quảng Ninh có hàm lượng hoạt chất cao hơn nơi khác không, hay là Mật ong bạc hà ở Mèo Vạc - Hà Giang nó thơm ngon hơn hẳn vì thổ nhưỡng, khí hậu vùng núi tai mèo ấy nó khác biệt và tinh khiết nhường nào?

Nói gì đi chăng nữa, "câu chuyện sản phẩm" phải là câu chuyện có ý nghĩa, không nên chung chung kiểu nó ngon lắm, thơm lắm. Nó cũng cần gần gũi, mộc mạc nhưng phải thể hiện được nét tinh túy, sự cầu kỳ trong chế biến từng sản phẩm. Nó cũng không cần dài, ngắn gọn thôi nhưng toát lên được cái hồn, cái cốt của sản phẩm, nó toát lên được niềm tự hào của vùng quê ấy.

Nhưng điều rất quan trọng, là nó phải đúng sự thật. Rất nhiều sản phẩm OCOP hiện nay mắc lỗi ở thông tin in trên bao bì chưa đúng sự thật hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. "Câu chuyện sản phẩm" có thể sử dụng các câu chuyện huyền thoại, dân gian nhưng hiện nay rất nhiều sản phẩm được quảng bá chữa cao huyết áp, giảm mỡ máu, rau này hữu cơ, bánh kia giảm béo nhưng họ chưa có bằng chứng khoa học và chưa được cấp có thẩm quyền xác nhận. Có thể kinh nghiệm dân gian thì những điều đó là có, nhưng khi đưa vào "câu chuyện sản phẩm", để in trên bao bì, để quảng bá thì cần phải dùng câu chữ làm sao đảm bảo đúng pháp luật.

Trong giai đoạn tới đây, câu chuyện sản phẩm vẫn chiếm tỷ lệ điểm số cao trong thang điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.


Làm gì để “sức mạnh mềm” trở thành đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP?

Trong giai đoạn tới đây, "câu chuyện sản phẩm" vẫn chiếm tỷ lệ điểm số cao trong thang điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Để việc này không hình thức, có ý nghĩa thực tế, cần thực hiện một số giải pháp chính sau:

Thứ nhất, Công tác truyền thông cần đi trước 1 bước. Làm sao khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, của cộng đồng địa phương để bảo tồn, phát triển sản phẩm đó. Làm sao để các cơ quan quản lý nhà nước thấy trách nhiệm của mình trong triển khai OCOP. Phát triển OCOP không phải mỗi việc của ngành nông nghiệp, mà là vấn đề văn hóa, vấn đề du lịch, vấn đề xúc tiến thương mại, vấn đề sức khỏe con người, vấn đề tạo dựng sức mạnh mềm của địa phương, của quốc gia. Chúng ta hãy xem hiệu quả của điện ảnh qua bộ phim Squid Game, chỉ cần 1 bộ phim mà cả thế giới đang phát cuồng lên làm cái bánh dân gian, chơi trò chơi dân gian của Hàn Quốc, sức lan tỏa rất lớn.

Thứ hai, Công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cần làm mạnh hơn nữa, xây dựng nhiều bộ bài giảng cho từng nhóm đối tượng, từng nhóm sản phẩm, từng khâu trong chuỗi giá trị OCOP. Để thích ứng với tình hình dịch Covid, cần phát triển đào tạo từ xa, tập huấn trực tuyến, sớm hình thành và phát triển các trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo ở cấp vùng, cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu rất lớn và đa dạng của chủ thể OCOP.

Một giải pháp nữa, đó là phát triển mạng lưới tư vấn, chuyên gia để hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng câu chuyện sản phẩm hiệu quả. Chính sách của cả TW và địa phương cần sớm ban hành cơ chế tài chính chi cho hoạt động tư vấn cũng như hỗ trợ chủ thể tài liệu hóa câu chuyện sản phẩm. Cơ quan điều phối OCOP cấp tỉnh cần mở rộng mạng lưới tư vấn, nhất là chuyên gia về văn hóa, mỹ thuật công nghiệp, công nghệ chế biến...khi tư vấn cho các chủ thể OCOP.

Thứ tư, Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp đặc biệt quan trọng giúp cho sản phẩm OCOP tồn tại, phát triển. Xúc tiến thương mại cần có điểm ưu tiên, tôn vinh cho các sản phẩm có câu chuyện hay, độc đáo, thể hiện đặc sắc bản địa. Sản phẩm OCOP có bán được nhiều hơn trước thì dân mới hăng hái tiếp tục tham gia, mới tái đầu tư phát triển sản phẩm mới, mới bảo tồn được giá trị OCOP, giá trị của văn hóa bản địa.

Ts Đặng Văn Cường
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.

Tin khác

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

LNV - Nghề nuôi chim yến ở Trà Vinh trong những năm gần đây đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Sản phẩm Yến sào hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu đáng kể cho Trà Vinh trong tương lai gần, cùng các mặt hàng như trái cây, nghêu… tiếp tục đưa giá trị Việt bay xa. Các ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã và đang tăng cường triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ để sản phẩm yến sào không chỉ phát triển bền vững, mà còn vươn xa đến với thị trường quốc tế.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương có 28 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, còn lại là 3 sao, chưa có sản phẩm đạt 5 sao.
Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

LNV - Chúng tôi đã trải qua một trải nghiệm thú vị khi bước vào gian trưng bày đầy ấn tượng với những tác phẩm bonsai trầm hương độc đáo của nghệ nhân Lê Hồng Thái.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

OVN - Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội Báo toàn quốc 2024 mang chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” diễn ra thành công. Năm nay, Hội Báo quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương cùng sự tham gia của 64 gian hàng sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành trên cả nước đã thu hút đông đảo bạn đọc và khách hàng đến tham quan, trải nghiệm.
Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

OVN - Ngày 15/03/2024, tại huyện Thuận Châu (Sơn La), Chương trình tập huấn “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 chính thức khai mạc. Chương trình có sự tham gia của 150 học viên là cán bộ quản lý chương trình tại các xã, thị trấn và chủ thể các sản phẩm OCOP.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động